Học đàn Piano đệm hát.
Cách học đàn Piano đệm hát cho người mới bắt đầu.
Trong cuộc sống bộn bề hiện tại, ngoài đời sống sinh hoạt hằng ngày, con người đã dần quan tâm hơn đến đời sống cá nhân của mình. Việc tìm đến các môi trường nghệ thuật không chỉ đơn giản là để tìm kiếm tài năng, mà còn để thả hồn và thư giãn cảm xúc. Những bộ môn như Guitar, Thanh nhạc, Piano, MC đang rất được quan tâm. Bên cạnh bộ môn thanh nhạc, có vẻ hình ảnh chiếc dương cầm đang rất được chuộng bởi các bạn trẻ và các bạn học viên nhí.
Nếu bạn mới bắt đầu học đàn piano với những Bạn lần đầu tiên tiếp xúc thật sự là có rất nhiều khó khăn. Nhưng với 5 bước sau, chúng tôi sẽ giúp bạn học đàn Piano hiệu quả và nhanh hơn:
Hiểu rõ cấu tạo, thứ tự phím đàn trên Piano
Chúng ta sẽ có những nốt nhạc lần lượt là: Đồ(C) , Rê(D), Mi(E), Fa(F), Son(G), La(A), Si(B)
Một bàn phím piano tiêu chuẩn có 88 phím và được chia thành 2 nhóm phím, nhóm phím trắng gồm có 52 phím và nhóm phím đen có 36 phím. Phím bắt đầu trong bàn phím piano là phím A (phím la) và kết thúc bởi phím C (phím đô).
Vậy các nhóm phím đen (36 phím) có giống các phím trắng hay không? Trả lời, theo hình minh họa bên trên thì các nốt đen ngoài ký hiệu bằng 1 chữ cái in hoa thì chúng còn thêm # ở phía sau. Ví dụ như C#, và nốt này gọi là Đô Thăng và các nốt còn lại gọi là rê thăng, mi thăng, fa thăng, sol thăng, la thăng, si thăng. Trong nhạc lý nốt thăng nâng cao nốt nhạc lên ½ cung.
Khi các bạn nhớ vị trí các phím trắng piano rồi thì việc nhớ vị trí các phím đen piano là điều rất dễ. Nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy nếu nốt trắng là C thì nốt đen kế tiếp (nốt đen nằm bên phải nốt trắng) sẽ là C# và các nốt còn lại cũng theo quy luật như vậy.
Ngoài nốt # thì bạn sẽ gặp 1 loại nốt nữa đó là ”b” và trong nhạc lý thì nốt này được gọi là nốt giáng (thấp hơn ½ cung) nếu nắm được điều này bạn cũng rất dễ nhớ các nốt đen ở phím đàn piano. Ví dụ bên trái nốt D sẽ là nốt đen được ký hiệu là Db nghĩa là bên trái là nốt rê giáng, thấp hơn nốt D ½ cung.
Làm quen với các nốt nhạc qua bài tập chạy ngón
Bài tập này giúp các bạn ghi nhớ và cảm giác tốt vị trí của các nốt nhạc. Ở những người chơi chuyên nghiệp, các ngón tay ở hai bàn tay đều hoạt động độc lập với nhau. Và đó chính là lí do họ có thể linh hoạt hơn trong việc xử lí bài hát và giai điệu.
Ở những bạn mới tập, các ngón tay sẽ khá “cứng”. Nhưng với những bài tập chạy ngón phù hợp các bạn sẽ “tách” ngón được va
Giống như mỗi ngày chúng ta đều phải ăn, thì các Pianist hằng ngày đều phải chạy ngón. Vậy nên nếu bạn muốn chơi đàn thật nhanh và thật hay. Hãy luyện ngón đi!
Học cách lắng nghe, cảm thụ: Cao độ và nhịp. Cơ bản nhưng cực kì quan trọng
Hát hay chơi nhạc cụ đều yêu cầu phải đúng tone, đúng nhịp. Đó là bắt buộc. Nếu làm chuẩn xác bước này thì sau này khi học những kiến thức cao cấp hơn và chuyên sâu hơn(hòa âm, hòa thanh, đảo phách, …) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hợp âm là gì? Cấu tạo như thế nào?
Hợp âm là tập hợp của các nốt nhạc. để có thể hiểu rõ hơn về hợp âm, vui long tham khảo tại ĐÂY
Giai điệu, nhịp điệu của một bài hát
Mỗi bài hát đều có giai điệu và nhịp điệu riêng của nó. Việc bạn hiểu rõ cách thức và cấu tạo của nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học đàn piano của bạn. Không những thế, đây còn là những trải nghiệm vô cùng thú vị nữa đấy nhé!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Bạn hãy bắt đầu với âm khu tự nhiên trong thanh nhạc ngay bây giờ.
- Bí mật câu hỏi học thanh nhạc bao lâu thì hát hay được?
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
- Đau họng, dấu hiệu nhận biết và khắc phục bằng cách học thanh nhạc.
- 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NHẠC SĨ
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”