Cách học hát hiệu quả
Cách học hát hiệu quả, chỉ 5 ngày giọng hát của bạn sẽ thay đổi
Như ở các bài tập trước The Sun Symphony chia sẻ với các bạn về cách học hát hiệu quả. Thì làn hơi đóng vai trò cực kì quan trọng đối với giọng hát của chúng ta.
Nhưng để làm chủ được cách học hiệu quả của chúng tôi thi bạn cần phải hiểu rõ: Bên cạnh bộ phận hô hấp(hơi thở). Và bộ phận phát âm(thanh quản) còn có một bộ phận khác nắm vai trò rất quan trọng! Trong phần nền tảng thanh nhạc. Đó chính là bộ phận nhã chữ(môi, miệng, răng, lưỡi, cổ họng). Có nhiệm vụ uốn nắn và điều chỉnh âm thanh thành ngôn ngữ.
Cách học hát hiệu quả đó chính là thuần thục cách sử dụng hơi thở. Cách mở khẩu hình đúng đắn và kết hợp một cách linh hoạt 2 kỹ năng này. Khi hát, “Cột hơi là mạng sống của ca sĩ”, còn “Hát tròn vành rõ chữ” là điều bắt buộc. Điều này đã đủ nói lên tầm quan trọng của bộ phận này trong cách học hát của bạn rồi đúng không ạ!
Và ở bài viết này, The Sun Symphony xin tiếp tục series cách học hát hiệu quả! Với những chia sẻ về cách mở khẩu hình, phát âm nhã chữ.
Để tiếp tục series cách học hát hiệu quả lần này, chúng ta cần hiểu rõ và phân biệt được các hình thức phát âm như:
Phát âm thông thường:
Trong lúc nói chuyên, việc hít vào thở ra nhẹ nhàng, thoải mái. Không cần phải chú ý đến sự khống chế hơi thở. Chúng ta không cần phải chú ý đế việc phải hít hơi nông hay sâu. Trong tình trạng này, hơi trong phổi chỉ cần một lượng nhỏ, thích hợp với nói năng nhẹ nhàng hàng ngày.
Hình thức phát âm với trự lượng hơi thở nhỏ như vậy không phù hợp với yêu cầu ca hát
Phát âm không bình thường:
Lúc ta tức giận, cãi nhau, la hét hoặc gọi nhau một cách gấp gáp, chúng ta thường phải dùng âm thanh với cường độ lớn, chất âm thô bạo, ran, nghe ghê rợn.Trong lúc này người ta phải hít thở gấp. Cơ bắp cổ họng phải tập trung dùng nhiều sức, mạch máu căng gây đỏ mặt, âm thanh nặng nè, cứng và thô. Cách thức này gây chèn ép và tổn hại cho bộ máy phát âm
Hình thức phát âm này cũng khônng thích hợp với yêu cầu ca hát.
Vậy hình thức nào mới phù hợp cho ca hát?
Phát âm có khống chế hơi thở
Đây là hình thức phát âm của ca hát, chủ động hơn trong việc sử dụng âm thanh và có kỹ thuật cao. Hình thức này tốt là dựa trên cơ sở hít thở có chiều sâu, sử dụng hoành cách mô để khống chế hơi thở ra gần như giữu nguyên trạng thái giữ hơi, các bắp thịt cổ, bụng và ngực được thả lỏng, không có tình trạng căng thẳng và không gây chèn ép thanh quản. Bên cạnh đó âm thanh trở nên mềm mại hơn, tròn trịa hơn nhờ sự hoạt động linh hoạt của môi, miệng răng, lưỡi(đây là lúc các bộ phận này thực sự bổ trợ cho giọng hát của chúng ta)
Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều sở hữu một bộ máy phát âm đặc biệt và riêng biệt.
Việc hiểu rõ bộ máy phát âm của chính mình sẽ giúp các bạn phát huy tối đa sức mạnh của âm thanh, làm chủ ngữ điệu, cường độ âm thanh, chủ động hơn trong việc sử dụng ngôn từ,… Chỉ khi phát âm trong ca hát theo phương pháp khoa học của thanh nhạc, ta mới tận dụng được triệt để và chính xác khả năng của bộ máy phát âm. Nhưng không chỉ trong ca hát, trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, việc sử dụng hình thức phát âm này đòi hỏi cơ hoành cách mô phải làm việc liên tục, dung tích phổi tăng, hệ hô hấp được cải thiện giúp tăng khả năng sức khỏe, giải độc cơ thể và giảm căng thẳng.
Hiện nay, ca hát là hình thức nghệ thuật cực kì gần gũi với bất kì ai trong chúng ta.
Không nhất thiết phải theo đuổi nghề, ca hát một cách bài bản không chỉ giúp chúng ta hoàn thiện khả năng, tài lẻ của bản thân. Nó giúp chúng ta giải trí, giải tỏa tâm trạng và kết nối với tất cả mọi người, mà còn giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần. Và còn vô vàn lợi ích khác nữa…
Với những chia sẻ này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần giúp bạn xây dựng được cách học thanh nhạc hiệu quả cho riêng mình.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Những điều bạn cần chú khi bắt đầu học thanh nhạc!
- Vấn đề quan tâm khi tập bài hát trong luyện tập thanh nhạc.
- Kỹ thuật staccato trong luyện thanh nhạc cho giọng nữ cao!
- Phân loại giọng hát trong thanh nhạc và những điều bạn chưa biết.
- Bí mật về tư thế và vị trí âm thanh trong thanh nhạc.
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”