Cột hơi khỏe trong thanh nhạc
Cột hơi khỏe trong thanh nhạc là như thế nào và cách để tập luyện
Khi ca hát, một luồng hơi dài và khỏe sẽ giúp cho câu hát của chúng ta trở nên kiểm soát hơn. Và có độ trường tốt hơn, âm thanh được liên tục và có sự kết nối. Điều này đòi hỏi thao tác sử dụng hơi thở phải cực kì chuẩn xác.
Sau khi lấy hơi và giữ hơi, đẩy hơi ra để phát âm phải có điểm tựa. Thì giọng hát mới khỏe và có lực. Và hôm nay The Sun Symphony sẽ hướng dẫn cho các bạn một mẹo rất đơn giản. Để có thể tạo ra một luồng hơi mạnh.
Để có thể tăng thêm nội lực trong câu hát của mình nhé!
Trong khi hát ta dựa vào lòng của 2 xương chậu. Là điểm tụ kết hợp với động lực đẩy của các cơ bắp bụng. Lồng ngực để giọng hát có sức bay bổng và ngân vang. Khi hát phải phân biệt rõ ràng và chính xác điểm tựa và kết hợp với đúng động lực đẩy thì ca hát mới đạt hiệu quả.
Hãy luôn nhớ rằng: “Âm nhạc chính là cảm xúc, ca hát là kỹ năng”. Đừng bao giờ tự ti khi giọng hát của bạn chưa thực sự tốt. Bởi vì, Bạn hoàn toàn có thể tập luyện và cải thiện kỹ năng này và biến nó thành một tài lẻ của riêng mình.
Đây là một mẹo cảm giác cực tốt và hiệu quả tức thì đấy! Nhưng để cảm nhận được điều này các Bạn cần phải chắc chắn là mình đã thuần thục những thao tác lấy hơi và đẩy hơi:
Lấy hơi:
– Bạn không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
– Lưu ý trong cách lấy hơi trong thanh nhạc là không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh của cổ họng.
Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
– Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …
– Khi tập cách lấy hơi trong thanh nhạc, bạn không nên nhô vai lên khi hít hơi vì động tác đó sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được. Phải luôn chắc chắn là cơ thể của bạn phải hoàn toàn thả lỏng.
Đẩy hơi:
-Tuyệt đối không nên đẩy hơi quá mạnh khi lên cao(thói quen rất nhiều bạn hiểu lầm). Khi hơi đẩy một cách đột ngột và không có kiểm soát sẽ khiến khẩu hình trong đóng mạnh và ảnh hưởng tới âm sắc và cao độ. Còn rất dễ gây căng thẳng cho người hát.
-Phải biết điều tiết hơi thở sao cho phù hợp với tinh thần cảm xúc của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối. Điều tiết hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực của bạn vẫn giữ căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục và đầy đặn.
Khi đã thuần thục các thao tác trên thì các Bạn hãy làm một mẹo nhỏ sau đây nhé!
Làm động tác như đang “thổi bụi” nhưng ngậm miệng (bịt mũi nếu cần) để cho hơi không thoát ra ngoài, nhưng hơi dội lại xuống hoành cách mô và tác động lên bụng, lên vùng xương chậu, làm căng các cơ ở xung quanh vùng đó. Đó được coi như điểm tựa của làn hơi trong khi chúng ta hát, nhất là khí phải hát cao, hát mạnh
Hãy luôn nhớ và sử dụng cảm giác này, đặc biệt là khi hát những nốt cao!
Với mẹo trên, chỉ cần các Bạn thiết lập cho mình một kế hoạch tập luyện cột hơi một cách chuẩn xác và đều đặn. Giọng hát của bạn sẽ trở nên “nội lực” một cách bất ngờ chỉ trong 5 NGÀY!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Lợi ích bạn không ngờ tới khi tham gia học thanh nhạc.
- Nguồn gốc và ý nghĩa của nốt nhạc trong thanh nhạc.
- Cách để làm chủ giọng hát của mình trong lúc tự học thanh nhạc đơn giản!
- Cách thực hành biểu diễn hiệu quả khi tự học thanh nhạc tại nhà
- Những cách tập luyện thanh nhạc tưởng chừng là tốt nhưng không phải
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”