Đôi nét về nhạc giao hưởng
Đôi nét về nhạc giao hưởng – thính phòng mà bạn chưa biết.
Nhạc Giao hưởng khác với âm nhạc thính phòng, dòng nhạc có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh. Nhạc thính phòng là nhạc để biểu diễn trong một không gian nhỏ. Ví dụ: Phòng hòa nhạc, hội trường, …
Còn nhạc giao hưởng(opera, oratoria, cantana) dành cho các sân khấu lớn.
Thuật ngữ Symphonic music – Nhạc giao hưởng, bắt nguồn từ Hy Lạp. Nó mang ý nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Nội hàm của nó là để chỉ những tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn trong phòng hòa nhạc lớn.
Mỗi loại nhạc cụ trong dàn nhạc có một âm sắc riêng.
Khi thưởng thức thể loại này, do cách kết hợp, pha trộn nhiều âm sắc của các loại nhạc cụ, người thưởng thức sẽ thấy được sự phong phú muôn màu, muôn vẻ của tác phẩm. Nhạc giao hưởng gồm có các loại:
Liên khúc giao hưởng (còn gọi là bản giao hưởng)
Tổ khúc giao hưởng, côngxectô (concerto)
Uvéctuya (ouverture)
Thơ giao hưởng
Những khúc rapxôđi (rhapsodie) và phăngtedi (fantaisie) giao hưởng…
Nhạc giao hưởng đầu tiên xuất hiện trong nhạc kịch của Alessandro Scarlatti (1660-1725) thuộc trường phái Naples của Ý
Khi đó, giao hưởng là khúc nhạc mở màn cho nhạc kịch với cấu trúc gồm 3 chương tương phản: nhanh – chậm – nhanh (presto – adagio – presto)
Tuy nhiên, Joseph Haydn (1732-1809) – nhạc sĩ thiên tài người Áo – mới được coi là cha đẻ ra bản giao hưởng viết cho dàn nhạc biểu diễn độc lập.
Trước J.Haydn cũng đã có hình thức sơ khai của thể loại này như các bản concerto grosso Brandenburg của Johann Sebastian Bach (1685-1750) nhạc sĩ vĩ đại người Đức, hay trong các bản giao hưởng dài của các nhạc sĩ ở Mannheim (cháu của J.S. Bach)
Những tác phẩm giao hưởng sơ khai này chủ yếu là bản hòa tấu cho các nhạc cụ dây, đôi khi có bổ sung thêm một vài nhạc cụ hơi. Phải đến J.Haydn, những nguyên tắc viết giao hưởng mới được khẳng định. Giao hưởng của ông thường có từ 3 đến 4 chương tương phản sử dụng liên khúc sonata, trong đó có một chương viết ở hình thức sonata.
Chương một thường viết ở nhịp độ nhanh và cấu trúc hình thức sonata. Đây là chương trung tâm tư tưởng của tác phẩm, với các chủ đề âm nhạc tương phản nhau tạo ra sự kịch tính trong quá trình phát triển.
Chương hai có nhịp độ chậm, trữ tình. Diễn tả những cảm xúc suy tư, sâu lắng trong thế giới nội tâm của con người.
Chương ba với nhịp độ nhanh. Diễn tả những cảm xúc vui tươi, nhảy múa, liên quan đến cảnh trí sinh hoạt, hội hè. Tính vũ khúc được xây dựng từ chất liệu âm nhạc của Mơnuyê – điệu nhảy cung đình Pháp. Nên còn gọi là chương Mơnuyê.
Chương bốn (kết) được diễn tấu với nhịp độ rất nhanh, có chức năng tổng hợp và tạo tính thống nhất cho toàn bộ tác phẩm, thường được xây dựng ở hình thức sonata hoặc rondo soanta. Phần lớn chương này, nội dung của nó thường miêu tả những bức tranh ngày hội của quần chúng.
Thông qua các tác phẩm, J.Haydn đã qui định thành phần của dàn nhạc giao hưởng gồm 4 bộ nhạc cụ:
Bộ dây (violin I, violin II, viola, cello, contrebass, còn gọi là double bass); bộ gỗ (flute, oboe, basson); bộ đồng (french horn, trumpet, thỉnh thoảng trong tác phẩm, ông có sử dụng thêm trombone); bộ gõ: 2 timpani.
Đây là những nhạc cụ chính trong dàn nhạc giao hưởng của J.Haydn. Các nhạc sĩ đời sau liên tục bổ sung thêm nhạc cụ vào dàn nhạc giao hưởng. Dàn nhạc càng ngày càng phong phú với nhiều âm sắc khác nhau. Mozart (1756-1791) bổ sung thêm kèn clarinet vào biên chế dàn nhạc giao hưởng; Beethoven (1770-1827), đưa trombone thành nhạc cụ chính thức của dàn nhạc giao hưởng. Ngoài ra, có sự thay đổi cơ cấu các chương. Trong BGH 2 của Beethoven, đã thay chương ba Mơnuyê bằng Skeczô
Có thể thấy rằng, TK XVIII, trong lịch sử âm nhạc châu Âu, nghệ thuật giao hưởng được định hình và phát triển mạnh mẽ. Nhưng ở thời điẻm hiện tại, nhạc giao hưởng phải nhường lại vị thế của mình cho các dòng nhạc có tính thị hiếu cao hơn. Song dòng nhạc này vẫn nhận được tình yêu của hàng triệu trái tim người hâm mộ.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Bạn hãy bắt đầu với âm khu tự nhiên trong thanh nhạc ngay bây giờ.
- Bí mật câu hỏi học thanh nhạc bao lâu thì hát hay được?
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
- Đau họng, dấu hiệu nhận biết và khắc phục bằng cách học thanh nhạc.
- 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NHẠC SĨ
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”