Thanh Nhạc lý thuyết và thực hành! Thanh Nhạc Đỉnh Cao
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành!
The Sun Symphony xin được sơ lược qua các điểm về Lý thuyết và Thực hành khi bạn học bộ môn Thanh nhạc nhé!
-
Khái niệm chung
(Thanh nhạc lý thuyết và thực hành)
1.1.Khái niệm về ca hát:
– Điểm khác biệt giữa giọng hát và nhạc khí
– Sự cần thiết của việc luyện tập thanh nhạc
1.2. Phần thực hành:
– Tập lấy hơi
– Tập xì
– Tập mẫu luyện thanh
-
Bộ máy phát âm
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành
2.1Khái niệm bộ máy phát âm
Tiếng hát cũng như tiếng nói, được tạo ra do hoạt động phối hợp rất chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau làm thành bộ máy phát âm.
Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm:
- Bộ phận cung cấp làn hơi
- Bộ phận phát thanh
- Bộ phận truyền tăng âm
- Bộ phận phát âm (nhả chữ)
- Bộ phận dội âm (cộng minh)
2.2. Phần thực hành:
– Tập thổi bụi
– Tập mẫu luyện thanh
-
Hơi thở trong thanh nhạc.
3.1. Tầm quan trọng của hơi thở trong thanh nhạc
3.2. Phương pháp hít thở trong ca hát:
- Thở ngực
- Thở bụng
- Thở bụng kết hợp với ngực
3.3. Một số yêu cầu chung cho hai hoạt động lấy và đẩy hơi:
Lấy hơi:
– Cần nhẹ nhàng, mau lẹ bằng mũi và miệng
– Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.
Đẩy hơi:
– Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới
– Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng.
3.4. Một số điểm cần tránh:
Khi lấy hơi:
– Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng
– Không nên hít hơi quá nhiều,
– Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác.
– Không nên nhô vai lên khi hít hơi
– Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi
Khi đẩy hơi:
– Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao
– Không nên phí phạm hơi thở
3.5. Phần thực hành:
- Tập xì
- Tập thổi bụi
- Tập hơi thở với âm thanh qua các mẫu luyện thanh.
- Tập các cơ bụng để hỗ trợ cho hoành cách mô
- Tập lồng ngực
- Tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi
-
Tư thế đứng ngồi trong ca hát
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành
4.1. Tư thế đứng:
- Thẳng lưng
- Thẳng đầu
- Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.
- Hai tay để xuôi hai bên hông
- Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.
- Toàn thân hơi nghiêng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễ dàng.
4.2. Tư thế ngồi:
- Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn như ở tư thế đứng, nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế
- Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao hơn khi đứng nhiều hay ít tuỳ chỗ đứng cao hay thấp của ca trưởng. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình.
- Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng ra quá.
4.3. Phần thực hành:
- Tập tư thế kết hợp với hơi thở:
- Có thể dùng bài tập “chà hai bàn chân” để tập thẳng lưng.
- c. Tập mẫu luyện thanh
-
Lấy hơi trong ca hát
5.1. Ích lợi của việc chủ động lấy hơi
– Việc chủ động lấy hơi sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn.
– Giúp bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén.
5.2. Các trường hợp lấy hơi:
- Lấy hơi lớn: Là lấy hơi một cách thong dong
- Lấy hơi nhỏ: Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc
- Lấy hơi trộm:Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy
- Cướp hơi: Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ.
5.3. Các nguyên tắc trong lấy hơi:
- Lấy hơi trước mỗi câu hát hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng
- Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa.
- Không lấy hơi vụn vặt
-
Các yếu tố ngữ âm trong âm tiết tiếng Việt
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành
- Tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ đơn vận nhưng lại đa thanh.
- Đơn vận: Là mỗi tiếng, mỗi chữ chỉ gồm có một vần, nên khi nói rời từng tiếng, khi viết rời từng chữ, các vần các chữ không dính kết lại với nhau
- Đa thanh: Là nhiều thanh điệu, nhiều dấu giọng.
6.2. Mỗi tiếng (mỗi âm tiết) có 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu
6.3. Ví trị âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu
6.4. Vần lại gồm 3 yếu tố khác: Âm đệm + Âm chính + Âm cuối
– Các vần có âm cuối gọi là VẦN ĐÓNG, các vần không có âm cuối gọi là VẦN MỞ.
6.5. Thanh điệu:
Gồm có sáu thanh: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng;
- Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết.
- Phân loại dựa tên âm vực: có 2 loại cao và thấp
- Phân loại dựa trên âm điệu: có 2 loại bằng và trắc
6.6. Phần thực tập:
- Tập đọc các nguyên âm đơn
– Phối hợp các phụ âm với các nguyên âm trên.
- Tập đọc các âm cuối:
– Mai, măy, mao, mău, mam, máp, man, mát, mang mác…
– Tai, tăy, tao, tam, tan, tang…
– Mái, mắy, máo, mắu, mám, máp, mán, máng, mác. (Thay bằng các phụ âm đầu khác).
- Tập phân biệt phụ âm đầu: xa # sa, la # na, tra # cha (thay các nguyên âm khác).
- Tập phân tích ngữ âm tất cả các chữ trong bài hát
-
Xử lý ngôn ngữ Việt Nam trong ca hát
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành
Tiếng hát phải bảo đảm được tính thông đạt, tính dân tộc và tính nghệ thuật. Sự thiếu rõ lời làm mất cả 3 tính. Nguyên nhân có thể do:
- Phát âm, cấu âm chưa đúng cách, lời ca nghe loáng thoáng chữ được chữ mất.
- Cấu âm theo kiểu ca kịch Tây phương,
- 3. Lối viết các bè vào chống chất lên nhau mà hát lời ca khác nhau, âm vận và ý nghĩa khác nhau, nên vô hiệu hoá nhau.
Cách khắc phục:
7.1. Xử lý phụ âm đầu
7.2. Xử lý các loại vần:
- Vần mở: Có 2 loại nhỏ: mở đơn và mở phức
- Vần đóng: Có 2 loại tương ứng với 2 cách đóng: đóng bằng bán âm và đóng bằng phụ âm.
7.3. Xử lý thanh điệu
Trong tiếng nói và tiếng hát, tối thiểu phải phân biệt 3 mức độ tương ứng với:
– Sắc, ngã (âm vực cao)
– Ngang (âm vực trung)
– Huyền, nặng, hỏi (âm vực thấp)
Ngoài ra bạn có thể đăng ký tham gia Các Khóa Học Thanh Nhạc “ Chuyên Nghiệp “ của chúng tôi ngay bây giờ!
CTY CP TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ “THE SUN SYMPHONY” luôn chào đón tất cả học viên ở mọi lứa tuổi và giới tính.Chúng tôi cam kết cung cấp môi trường và tạo cơ hội cho bạn phát triển giọng hát của bạn một cách toàn diện nhất!
Cuối cùng chúng tôi chúc bạn luôn sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hẹn gặp lại bạn công ty “THE SUN SYMPHONY” !
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”
-THE SUN SYMPHONY-
-
-Nguyễn Võ Vạn Lịch-