Hát có hơi và hát không có hơi
Hát có hơi và hát không có hơi khác nhau như thế nào?
Đi karaoke với đám bạn, thủ sẵn vài bài để hát hết một lượt. Một lần hơi lớn xem bọn bạn mình có trầm trồ? Và quả nhiên chúng nó “trầm trồ” thật, trầm trồ vì tới nửa bài bạn đã hát bể, rồi cười tủm tỉm về chỗ không muốn hát nữa… .
Vậy nguyên nhân do đâu mà bạn lại hát bể, nhất là những đoạn cao trào? Tất cả là do cách bạn lấy hơi! Trong thanh nhạc, chúng ta gọi đây là do hát không có hơi.
THẾ NÀO LÀ HÁT KHÔNG CÓ HƠI?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng trước khi cất tiếng hát thì chỉ cần hít căng lồng ngực… . Vâng, căng lồng ngực thì hát cũng sẽ rất căng, nhất là đến những đoạn cao trào thì bài hát cũng căng thẳng theo, hát thật to và cuối cùng thì… bể!
Quan niệm lấy hơi ở trên hoàn toàn sai! Sai từ cách thở dẫn đến việc hát của bạn cũng rất nhiều trở ngại. Cũng vì thế mà khi hát xong bạn lại thấy mỏi cổ họng, mỏi vai, nhừ người… . Mấu chốt ở đây nằm ở chỗ bạn chưa biết cách đưa hơi vào vị trí bụng (đáy phổi) mà chỉ đưa hơi vào phía trên phổi (ngực) khiến cho khoảng không gian mà hơi bạn hít vào bị giới hạn rất nhiều! Chính vì thiếu hơi nên khi hát bạn sẽ phải dùng sức khá nhiều mới có thể chinh phục được những bài hát theo ý muốn.
Hầu hết mọi người trong chúng ta hiện nay khi hít vào đều đưa không khí vào trong lồng ngực, khiến ngực phình to ra, kéo theo đó là vai sẽ bị mỏi, cổ bị nén, đôi khi kèm theo đó là một gương mặt căng thẳng khi hát. Việc hít vào mà lồng ngực phình to lên thay vì bụng sẽ tạo một áp lực đè lên cổ hộng khi hát. Vì thế, khi hát các bạn không những sẽ phải tốn nhiều sức lực mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến vòm họng của bạn.
THẾ NÀO LÀ HÁT CÓ HƠI ?
Các bạn lắng nghe các ca sĩ chuyên nghiệp thực hiện một ca khúc, từng lời hát của họ đều rất đều, mềm mại, đầy đặn và không hề tìm thấy sự mệt mỏi trong giọng hát của họ.
Tất cả đều nhờ vào luồng hơi của họ, một luồng hơi tốt sẽ mang đến cho bạn một nguồn năng lượng cần thiết để giúp bạn hát không bị đuối sức, hoặc thậm chí giúp bạn chinh phục được những nốt cao mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Khi bạn hát có hơi, vai và cổ của bạn sẽ không cần phải hoạt động nhiều. Bên cạnh đó, vòm họng của bạn sẽ không còn phải chịu nhiều tác động do bạn không cần gắng sức khi hát. Âm thanh bạn hát ra sẽ mềm mại hơn, đầy đặn và đều hơn.
Và khi bạn đã hiểu được thế nào là lấy hơi đúng cách và áp dụng nó, bạn không còn phải e ngại trong những lần đi karaoke cùng đồng nghiệp, bạn bè nữa.
VẬY THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC?
Muốn hát có hơi thì trước tiên phải khắc phục cách lấy hơi hiện tại. Như đã nói, lấy hơi vào lồng ngực chỉ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi hát.
Chúng ta hãy quan hát cách thở của một em bé sơ sinh! Tại sao? Vì đó chính là một cách thở tự nhiên nhất của một con người. Và đó cũng chính là cách chúng ta lấy hơi khi hát.
Chúng ta từ lúc mới sinh ra đều thở đúng cách (thở bụng phình ra thay vì ngực) nhưng do môi trường nên chúng ta đã thay đổi. Để thay đổi, chúng ta hãy tập trung cảm nhận cơ thể bản thân bằng cách thư giãn hoàn toàn vai, cổ, ngực và cố gắng đưa hơi thở xuống bụng. Bên cạnh đó hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận tốt hơn và tập thở một cách chậm rãi.
BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Lợi ích bạn không ngờ tới khi tham gia học thanh nhạc.
- Nguồn gốc và ý nghĩa của nốt nhạc trong thanh nhạc.
- Cách để làm chủ giọng hát của mình trong lúc tự học thanh nhạc đơn giản!
- Cách thực hành biểu diễn hiệu quả khi tự học thanh nhạc tại nhà
- Những cách tập luyện thanh nhạc tưởng chừng là tốt nhưng không phải
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”