Hát cộng minh trong thanh nhạc là gì hãy tìm hiểu nhé!
Hát cộng minh trong thanh nhạc là gì hãy tìm hiểu nhé!
Sự Cộng hưởng là gì?
Sự cộng hưởng là hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức. Khi một vật được tác động bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số dao động riêng của nó.
Vậy Cộng hưởng trong thanh nhạc là gì?
Chắc hẳn rằng tất cả các bạn khi học thanh nhạc! Đều nhận được những góp ý như thế này từ giáo viên thanh nhạc của mình: “Đưa âm thanh lên trên đầu”, “Mở vòm ra!”, “Cho âm thanh sáng hơn đi”, “Cho âm thanh vang hơn được không?”,… Đây là những câu nói cực kì quen thuộc trong quá trình luyện thanh. Nhưng rất ít giáo viên, giảng viên thanh nhạc nào lại giải thích lí do tại sao phải làm như vậy. Hôm nay, The Sun Symphony xin chia sẻ với các bạn những kiến thức cực kì thú vị. Sẽ giúp các bạn giải tỏa những thắc mắc bấy lâu nay.
Đầu tiên, tại sao lại dùng từ “Cộng hưởng”? Và bộ phận nào trên khu vực đầu giúp ta có thể “Cộng hưởng” được?
Đó chính là các Xoang. Xoang là những khoảng rỗng trên hộp sọ người. Là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên giọng nói, giọng hát của mỗi con người. Chắc hẳn các bạn đã nghe đến cụm từ “Viêm xoang”! Đó là lúc mà các Xoang của chúng ta không thông thoáng hoặc bị nhiễm trùng. Lúc này hệ hô hấp sẽ bị tắc nghẽn khiến giọng nói chúng ta bị thay đổi.
Trong thanh nhạc, việc các ca sĩ có thể làm cho âm thanh được sáng hơn, vang hơn, nội lực hơn. Đó là do họ có thể khai thác được các khu vực Xoang này. Bằng cách cho âm thanh rung động ở các Xoang. Thì âm thanh thoát ra khỏi vòm họng sẽ được cộng hưởng, sáng hơn, vang hơn và đỡ tốn sức hơn. Đó là lí do các ca sĩ chuyên nghiệp có thể hát được vài chục bài(Chuyện bình thường). Mà vẫn không thấy mệt.
Nếu bạn vẫn chưa tưởng tượng được Cộng hưởng là như thế nào! Thì hãy cúi đầu vào một chiếc lu và hét thật to, lúc ấy bạn sẽ thấy âm thanh dội lại. Đó là nguyên tắc hoạt động của Xoang ( sự cộng hưởng). Việc để âm thanh va đập(dao động với biên độ cao) sẽ tạo ra tiếng vang.
Lưu ý:
Việc khai thác Xoang yêu cầu phải có trình độ thanh nhạc đã qua mức cơ bản. Tức là đã được rèn luyện cột hơi và khẩu hình. Nếu như “khai thác Xoang một cách quá đà” ! Mà không có một làn hơi thở tốt hoặc không biết cách mở khẩu hình! Thì sẽ gây tổn thương dây thanh đới rất nhiều.
Xem thêm các bài viết khác:
- Lợi ích bạn không ngờ tới khi tham gia học thanh nhạc.
- Nguồn gốc và ý nghĩa của nốt nhạc trong thanh nhạc.
- Cách để làm chủ giọng hát của mình trong lúc tự học thanh nhạc đơn giản!
- Cách thực hành biểu diễn hiệu quả khi tự học thanh nhạc tại nhà
- Những cách tập luyện thanh nhạc tưởng chừng là tốt nhưng không phải
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”