Học hát hay hơn.
Bé học thanh nhạc, học hát hay hơn nhờ phương pháp hát kết hợp gõ đệm
Những bài hát có âm thanh rất vui và dễ chịu, Các bé sẽ hát hay hơn nhờ luyện tập phương pháp sau đây.
Hát kết hợp gõ đệm.
Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát. Làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú, giúp các bé giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh.
Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp. Tuy nhiên tùy theo từng bài hát cụ thể. Mà vận dụng cho phù hợp theo tiết tấu.
Gõ đệm theo phách:
Mỗi nốt trên khuông nhạc giảng viên đã đánh dấu x tương ứng với tiếng được gõ trong ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng dẫn bé cách tự xác định tiết tấu, phách. Ở những câu còn lại trong bài hát. Để phân biệt hai cách gõ trên giảng viên chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm thực hiện gõ một cách. Khi đã được gõ và được nghe. Các bé sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên.
Để củng cố kĩ năng gõ đệm giảng viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm.
Bằng cách chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các bé hát. Và tạo điều kiện cho bé nắm vững giai điệu của bài hơn.
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8. Thì giảng viên chọn cho bé cách gõ theo phách thông qua 2 cách gõ sau:
Hai bé ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau. Thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát. Tuy nhiên, không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau mà còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp.
Những chỗ có đảo phách là trường hợp rất khó dạy cho bé hát đúng vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của nhịp.
Với trường hợp này giảng viên cần phân tích rõ cách gõ phách và dùng mũi tên ghi vào bên dưới các tiếng hát.
Phân tích cho bé nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách xuống. Tiếng hát nào rơi vào lúc động tác đưa phách lên, tiếng hát nào ngân dài cả 2 động tác gõ xuống và đưa lên.
Giảng viên hát mẫu kết hợp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần. Bắt giọng cho bé tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Đôi nét về dòng nhạc giao hưởng mà có thể bạn chưa biết?
- Dòng nhạc trẻ hát như thế nào là cảm xúc nhất với người nghe.
- Những giọng ca vàng trong dòng nhạc đỏ mà có thể bạn chưa biết.
- Ngành thanh nhạc và những vấn đề bạn có thể chưa biết về nó.
- Học thanh nhạc để làm gì và mục đích của việc học thanh nhạc.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”