Học thanh nhạc để làm gì?
Khái quát mục đích của việc học thanh nhạc để làm gì?
The Sun Symphony xin chào !!!
Các bạn có biết sự khác nhau đặc trưng nhất giữa người hát được đào tạo bài bản và người hát theo bản năng là như thế nào không? Cũng đều là hát như nhau thôi, tại sao cần phải có sự phân biệt ở đây? Chúng ta hãy cùng nhau so sánh nhé !!!
Âm sắc.
Mỗi người chúng ta sỡ hữu mỗi âm sắc riêng biệt, không ai giống ai cả, điều này ắt hẳn ai cũng biết. Nhưng người sở hữu kĩ thuật thanh nhạc lại biết cách làm âm sắc của mình trở nên đẹp hơn và lung linh hơn. Vì người được đào tạo bài bản biết cách khai thác thế mạnh và dần hoàn thiện điểm yếu của giọng hát.
Chẳn hạn, giọng bạn đẹp ở những quảng giọng cao, kĩ thuật thanh nhạc sẽ giúp giọng bạn sáng hơn, vang hơn. Nếu quảng thấp bạn bị mờ, kĩ thuật thanh nhạc sẽ giúp âm thanh bạn phát ra trở nên đầy đặn hơn, ấm áp hơn. Bằng cách nào? Thì tí nữa mình sẽ giải thích.
Còn những bạn chưa được đào tạo bài bản, chỉ sử dụng bản năng của mình để cân chỉnh giọng hát thì có thể ví như một viên ngọc được mài không đúng cách. Có thể giọng bạn sáng, quảng bạn rộng, nhưng cũng chỉ có nhiêu đó thôi, không thể đi xa được.
Quảng giọng.
Chúng ta vẫn thường quan niệm giọng bạn đã thấp thì luyện mãi cũng không cao lên được. Điều này là hoàn toàn không đúng các bạn nhé. Thông thường chúng ta thấy các ca sĩ được đào tạo bài bản có quảng giọng. Và khả năng xử lý các nốt nhạc rất ổn định. Đấy là do quá trình tập luyện, lăp đi lăp lại hằng ngày. Khiến các bộ phận cơ thể dần dần thích nghi và thay đổi. Có thể giọng bạn không được cao, nhưng nếu bạn có cột hơi tốt. Cách mở khẩu hình đúng và kiên thì tập luyện thì sau một thời gian. Bạn sẽ nhận ra quảng giọng mình không còn cùi mía như trước nữa đâu.
Đối với những giọng hát bản năng! Dù bạn có thể hát đúng nốt, đúng nhịp nhưng quảng giọng thì rất khó cải thiện. Trừ khi tập theo một phương phát rất khoa học. Việc cứ liên tục hét lên không những làm hại dây thanh, còn khiến âm thanh của bạn mờ theo thời gian và dẫn đến mất giọng.
Độ bền giọng hát.
Đây là một trong những điều rất là thú vị và rõ ràng nhất để phân biệt một giọng hát kĩ thuật và nghiệp dư. Nếu bạn là một người chưa được đào tạo, rõ lắm là bạn hát được 3 bài liên tiếp là bắt đầu có hiện tượng khàn họng và tắt tiếng.
Nhưng các bạn có thể liveshow của các ca sĩ không? Họ hát đôi khi liên tục cả 10 15 bài nhưng chả hề hấn gì? Vấn đề là do những ca sĩ chuyên nghiệp biết cách kiểm soát giọng hát và dùng tất cả kĩ thuật để hỗ trợ dây thanh hạn chế tổn thương nhất có thể . Bật mí đó là do cột hơi và kĩ thuật cộng minh.
Hát live.
Thuật ngữ hát live như nuốt đĩa thường dùng để chỉ các ca sĩ chuyên nghiệp. Có lẽ các bạn vẫn thắc mắc tại sao lúc hát audio thì hay, nhưng hát live lại tệ. Có hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất là do tố chất giọng hát.
các bạn phải biết một điều để giọng hát “bắt mic” thì ít ra, yêu cầu cơ bản đó chính là đủ độ dày và âm thanh thoát cổ. Do đó những giọng hát bản năng, một số trường hợp giọng sẽ bị mỏng, không đủ lực để âm thanh thoát khỏi cổ.
Nhưng những người được đào tạo sẽ khác, họ biết cách cộng minh để giúp âm thanh mình đủ dày, đủ lực nén hơn để âm thanh thoát hoàn toàn khỏi cổ. Nên họ hát một các rất thoải mái và hoàn toàn kiểm soát được mic.
Thứ hai, đó là do hát audio có thể cắt, thu đi thu lại rất nhiều lần.
nhưng hát live trên sân khấu chỉ có một mà thôi. Vì thế người ca sĩ được đào tạo bài bản luôn biết cách để khiến phần trình diễn của mình trở nên hoàn hảo nhất, không chỉ cả giọng hát, phong thái diễn mà cả cảm xúc.
Đấy, đấy là những điều khác nhau cơ bản nhất giữa một giọng ca được đào tạo chuyên nghiệp và bản năng, các bạn có đóng góp hoặc góp ý gì thì hãy bình luận bên dưới nhé !!!. Cảm ơn các bạn đã theo dõi !!!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Dạy thanh nhạc miễn phí! Hướng đẫn phương pháp tập luyện.
- Khóa học thanh nhạc nâng cao bước đầu con đường chuyên nghiệp.
- Những khó khăn khi bạn tự học thanh nhạc tại nhà!
- Học thanh nhạc online, tiện lơi nhưng cũng bất cập.
- Tự học thanh nhạc đúng cách để đạt được hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”