Học thuật của âm nhạc.
Học thuật của âm nhạc phương Đông và âm nhạc phương Tây.
Lịch sử hình thành nền học thuật của âm nhạc phương Đông và âm nhạc phương Tây.
Nếu phương Tây nổi tiếng về cái nôi văn hoá – văn minh Hy – La cổ đại (khoảng 2800 năm đến 3000 năm trước Công nguyên). Có thể được coi là một trong những nền văn minh lớn nhất của nhân loại. Thì phương Đông cũng có hai nước lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Mà nền văn hoá – văn minh ở đây còn mang tính cổ xưa hơn cả văn minh Hy – La (khoảng 4000 năm đến 5000 năm trước Công nguyên).
Ảnh hưởng của 2 nên âm nhạc đến thế giới.
Về phương diện ảnh hưởng của nó. Thì hai nền văn hoá – văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Trong đó có văn hoá âm nhạc, đã chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực. Và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã khẳng định bằng cả lý luận và thực tiễn rằng: Âm nhạc Phương Đông nói chung, âm nhạc Trung – Ấn nói riêng có những nét đặc sắc. Thậm chí còn bao trùm các nước khác.
Xét về phương diện học thuật.
Chúng ta đã quen với quan niệm rằng. Nền âm nhạc Phương Tây từ lâu đã được định hình. Và đạt được nhiều thành tựu to lớn về hệ thống lý luận âm nhạc. Về phong cách sáng tác, phong cách biểu diễn. Các thể chế tổ chức và diễn tấu (chẳng hạn như những qui định ngặt nghèo trong biên chế dàn nhạc, sự phân loại và sử dụng các loại giọng…).
Các lý thuyết cơ bản về âm nhạc được đề xướng từ phương Tây luôn dựa trên cơ sở khoa học. Và được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Đồng thời, nó chi phối, ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến nghệ thuật âm nhạc. Của nhiều nước, kể cả các nước phương Đông.
Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là cho đến nay! Âm nhạc Phương Tây vẫn được phát triển một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Vẫn là một trào lưu chiếm ưu thế hầu như vô hạn định. Được phổ cập một cách mạnh mẽ hơn âm nhạc Phương Đông.
Âm nhạc trong thời đại thông tin khoa học.
Sự giao lưu văn hoá giữa các nước ngày càng trở nên cởi mở. Tôn trọng lẫn nhau và tìm ra cái hay, cái đẹp của nhau. để làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình. Cho nên, ngay cả những người sùng bái nghệ thuật Phương Tây đến mức bảo thủ nhất cũng buộc phải thừa nhận những đặc trưng văn hoá riêng biệt của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đó chính là những yếu tố không thể thiếu để làm nên cái chung, cái phổ quát của văn hoá nhân loại, trong đó có âm nhạc và hệ thống ngôn ngữ chung của văn hoá âm nhạc đương đại trên thế giới.
Những cái độc đáo, cái đặc sắc của âm nhạc mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc một mặt luôn được bảo tồn cùng với sự tồn vong của từng dân tộc. Hơn nữa, nó luôn là chất liệu quan trọng không thể thiếu để làm phong phú và đa dạng cho các sắc thái riêng của âm nhạc, để làm cho âm nhạc không tự biến thái thành cái gì đó mang tính nhất thể hoá, xơ cứng và nhàm chán.
Nguồn gốc chung của âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống lao động của xã hội loài người, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước vọng trong cuộc sống… của con người trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi địa phương… Dù được thể hiện qua lời hát – tiếng đàn, qua thị hiếu thẩm thấu âm thanh, qua giai điệu, tiết tấu, điệu thức, cách thức cơ cấu nhạc cụ, phong cách biểu diễn, phong cách sử dụng nhạc cụ… thì bản chất ấy của âm nhạc không hề thay đổi.
Đây là vấn đề hết sức rộng lớn mà trong phạm vi bài viết này không thể đề cập hết, cho nên, chúng tôi chỉ nhìn vấn đề dưới góc độ hẹp của dòng âm nhạc chuyên nghiệp (một bộ phận của âm nhạc nói chung) và dựa vào những cách thức biểu hiện ấy để làm cơ sở cho những suy nghĩ riêng của mình về sự khác biệt giữa âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây.
Xem thêm các bài viết khác:
- Thanh Nhạc Có Thực Sự Phù Hợp Với Mọi Lứa Tuổi.
- Tôi không có cảm âm, cảm nhịp thì có học thanh nhạc được không?
- 5 điều bạn cần lưu ý khi luyện thanh tại nhà để có hiệu quả.
- 9 điều bạn cần cân nhắc khi luyện thanh online để đạt hiệu quả.
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”