không thể tự tin khi hát karaoke
Tại sao bạn không thể tự tin khi hát karaoke!
Tự tin về giọng hát của mình là một yếu tố cần thiết để bạn có thể hát hay hơn.
Tuy nhiên để biểu diễn trên sân khấu, tự tin về giọng hát vẫn chưa đủ. Bạn cần phải tự tin về bản thân mình và biết cách kiểm soát sân khấu. Điều này nó nghe dễ nhưng lại khó vô cùng. Vì đơn thuần không phải ai cũng có thể dạng dĩ trước trên sân khấu để hát, để múa.
Vậy điều gì đã cản trở bạn?
Điều gì đã khiến bạn phải thấp thỏm, lo âu, làm thế nào để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi đó?
Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua chủ đề này hôm nay nhé !!
Thiếu tự tin trên sân khấu là hiện tượng bạn không kiểm soát được tâm lý của bản thân. Khi phải đứng trước một đám đông, tập thể.
Bạn bị run sợ, hốt hoảng, bạn không nói nên lời, lấp ba lấp bấp. Bạn quên hết tất cả nội dung mình cần phải trình diễn. Đó là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Đi kèm của sự thiếu tự tin là các biểu hiện bên trong. Và ngoài của cơ thể, tim đập nhanh, khó thở, mặt mài xanh xao, bơ phờ…
Các bạn yên tâm rằng, đây không phải là căn bệnh chỉ có mỗi mình bạn mới có.
Biểu diễn trên sân khấu là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Thậm chí có những người, khi vừa bước lên sân khấu, đã ngất xỉu vì phải chịu áp lực quá lớn. Vì vậy, sự lo sợ trước sân khấu là một phản ứng vô cùng tự nhiên của cơ thể. Sau khi bạn đã bước lên sân khấu vài lần.
Về tác động của việc thiếu tự tin, không cần phải nói nhiều ở đây. Vì ai trong chúng ta cũng đã trải qua cảm giác này. Tim đập loạn xạ như nhịp trống đánh rít lồng ngực của bạn. Bạn cảm thấy yếu đuối, bị áp đảo, cần sự hỗ trợ, mong muốn giảm bớt áp lực và căng thẳng.
Hơn nữa, khi bạn đứng trên sân khấu và hát, trái tim đập mạnh. Điều này làm cho bạn trở nên bị động. Bạn cảm thấy sợ, thở không đều, dẫn đến nhiều vấn đề trong quá trình biểu diễn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng hơi thở là yếu tố quan trọng trong giọng hát. Nếu bạn không thể kiểm soát hơi thở, làm sao bạn có thể hát được?
Vì vậy, để trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Bạn phải vượt qua nỗi sợ sân khấu.
Hãy xem sân khấu như ngôi nhà của mình, nơi bạn biểu diễn, thỏa mãn đam mê và sự sáng tạo của mình.
Nói thì dễ, nhưng muốn biết được cách khắc phục thì phải hiểu được gốc và rễ của cả vấn đề.
Tại sao chúng ta lại phản ứng thái hóa về vấn đề như vậy, chỉ là đứng đước đám đông thôi mà?
Lý do đơn giản và dễ hiểu nhất là cơ thể chưa có cơ chế phản ứng khi phải đứng rước rất rất đông người. Nghĩa là bạn đang rất lạ lẫm với việc phải đứng trước đám đông. Cơ thể chúng ta luôn có một quy tắc hoạt động đó chính là phản ứng tiêu cực với những điều tiếp xúc lần đầu tiên. Bước lên sân khấu cũng nằm trong những danh mục đó. Cho nên, bạn cần có thời gian và quá trình đến làm quen và thích ứng với môi trường. Bạn vị sốc nhiệt trước sân khấu là một hiện tượng đương nhiên phải xảy ra. Vấn đề là bạn phải biết cách khắc chế và thích ứng với môi trường đấy, càng sớm, càng tốt.
Sợ đám đông là một phản ứng của cơ thể, và khả năng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát huy giọng hát của bạn.
Sợ đám đông liên quan đến thói quen sinh hoạt và giao tiếp của bạn. Bạn là người hướng nội và có xu hướng khép kín tất cả mối quan hệ của bản thân. Chính điều này đã hình thành thói quen. Và khiến bạn áp lực mỗi khi phải tiếp túc một nhóm rất đông người, đặt biệt là khi bước lên sân khấu. Để khắc phục căn bệnh này thì không cách nào khác là bạn phải đương đầu và tạo lập thói quen trước đám đông. Dần dần bạn sẽ tự tin hơn và nhạy bén hơn khi phải đứng trước đám đông người.
Không tự tin vào bản thân là nguyên nhân chính gây trở ngại cho bạn khi phải bước lên sân khấu, vì sao?
Vì bạn mặc cảm vào bản thân. Khi đứng trước đám đông sẽ bị soi điểm này, sẽ bị lộ khuyết điểm về chổ này, điểm kia. Vì thế bạn không tự tin thể hiện bản thân mình. Dẫn đến sự rụt rè khi phải tiếp xúc với phần đông người. Bạn sợ, sợ bị đánh giá, sợ bị chê, sợ bị khiển trách. Đấy chính là rào cản, tạo nên một áp lực khủng khiếp lên con người của bạn. Và khiến bạn không dám bước lên sân khấu.
Áp lực sân khấu phải nói là cực kì kinh khủng, vừa sôi nổi, vừa căng thẳng và vừa cực kì áp lực.
Khi bạn bước lên sân khấu, bạn sẽ trải qua trải nghiệm đầy ấn tượng và quyền uy. Mọi thứ trở nên hùng vĩ và lộng lẫy. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng sự nhỏ bé của mọi thứ xung quanh. Và nó có xu hướng tập trung vào bạn. Mọi hành động và cử chỉ của bạn đều bị quan sát tỉ mỉ. Từng chi tiết, từng động tác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tự đặt áp lực lên chính mình. Để đảm bảo mọi thứ đạt đến mức hoàn hảo, thỏa mãn. Tâm trạng căng thẳng đạt đến đỉnh điểm, và ngay cả một sai lầm nhỏ có thể gây ra tác động lớn đến buổi biểu diễn của bạn.
Vì bạn biết bạn sai, bạn đã mắc lỗi, bạn sẽ lo sợ, và nỗi lo sợ ấy ngày một dần lên khiến bạn hoang mang và tâm lý vô cùng. Đấy là điều trở ngại đến bạn đấy.
Chúng ta cùng xét các trường hợp sau đây có thể xảy ra nhé .
Nếu phán giả khấn khích, hô vang tên bạn, bạn sẽ như thế nào?
Bạn cảm thấy nhẹ nhỏm, thoải mái, vô tư và vô cùng tự tin về khả năng của mình. Còn nếu ngược lại, khán giả thờ ơ, vô tâm, lạnh nhạc, thì bạn sẽ như thế nào?
Dĩ nhiên sẽ tự ti, mặc cảm và có những thái độ tiêu cực với chính bản thân mình. Với những ca sĩ, những người đã từng bước nhiều trên những sâu khấu lớn, họ sẽ biết được tính chất của vấn đề, họ sẽ hiểu được phản ứng của khán giả sẽ như thế nào? Và tại sao khán giả phản ứng như thế (liên quan đến nhiều yếu tố khác lắm).
Nhưng nếu bạn chỉ bước lên sân khấu vài lần, hoặc đây là lần đầu tiên thì bạn nên chuẩn bị tâm lý, phải bình tỉnh và xử lý trước mọi tình huống nhé. Sự rối rắm chỉ làm bạn càng thêm áp lực và vấn đề càng trở nên khó giải quyết hơn thôi !!!
Vậy đâu là cách để bạn phải giải quyết vấn đề. Mọi sự đơn giản nếu bạn hiểu được mọi gốc và rễ của vấn đề, chúng ta cùng nhau tham khảo nhé !!!
Yếu tố quan trọng nhất, và cũng là bước đầu tiên không thể thiếu, là khả năng kiểm soát hoàn toàn nội dung trình diễn của bạn.
Điều này có nghĩa rằng bạn phải thuộc lòng và hiểu rõ từng chi tiết trong tiết mục của mình. Kể cả những điểm nhỏ nhặt nhất.
Điều này sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ. Mà còn giúp bạn tự tin rằng bạn đã nắm vững mọi chi tiết, không để sót, không mắc sai sót. Và không để bất kỳ phần nào bị bỏ sót. Tư duy này sẽ thúc đẩy bạn hướng tới sự hoàn hảo. Khiến bạn quyết tâm làm tốt, và cống hiến hết 200% khả năng của mình. Bạn sẽ phát huy hết tiềm năng của mình.
Điều quan trọng là bạn cần lặp lại và luyện tập rất nhiều lần. Tập đến mức nó trở nên thường xuyên, tự nhiên trước khi bước lên sân khấu. Sau đó, bạn cần thực hiện việc giả định mọi tình huống có thể xảy ra trên sân khấu. Việc này không chỉ giúp bạn tập trung. Mà còn giúp bạn nhớ những gì cần thực hiện và chú ý. Điều này giúp bạn tin tưởng vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của mình. Và sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống.
Bước tiếp theo là tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc tập thể, bắt đầu từ những sân khấu nhỏ. Khi bạn có cơ hội thực hành với một nhóm, bạn tạo thói quen tiếp xúc với nhiều người hơn, và bạn cũng nhận được nhiều lời góp ý hơn. Bạn hiểu cách mọi người phản ứng với phần trình diễn của bạn hơn, và điều này giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
Biết cách kiểm soát tư duy và cảm xúc của mình là một ưu điểm quan trọng mà bạn cần phải học. Khi bạn đứng trên sân khấu, có nhiều yếu tố tác động lên bạn. Tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy vui, buồn, tức giận, nhưng cách bạn thể hiện những cảm xúc này ra bên ngoài là điều quan trọng. Điều đó thể hiện bản lĩnh của bạn.
Hát trên các sân khấu vừa và nhỏ là các để bạn rèn luyện bản lĩnh của mình, tập đứng và biểu diễn trên mọi sân khấu. Năng nổ hơn trong các buổi hoạt động nhóm, xung phong thuyết trình, thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ sẽ tạo cho bạn một thói quen làm chủ sân khấu và tự tin vào khả năng của bản thân.
Hãy tham gia các buổi diễn thử trước khi bước lên sân khấu chính thức, vì đây là một cơ hội để bạn tiếp xúc được với sân khấu thực, vị trí, bối cảnh, dàn âm thanh… Cũng thông qua buổi diễn tập này, bạn sẽ nhận được ý kiến ủng hộ từ ban tổ chức và giám sát để hoàn thiện tiết mục của mình hơn, dĩ nhiên là bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn vào phần trình diễn của mình.
Sau đây là một số lưu ý, một số nhắc nhở nhé !!
Hình thức là yếu tố đầu tiên phải nhắc đến, vì điều đầu tiên đặt vào mắt khán giả đó là hình thức. Hãy ăn mặc thật chuyên nghiệp và phù hợp với qui mô và nội dung của các tiết mục trình diễn
Điều tiếp theo cũng đã nhắc là phải lưu ý rất nhiều, đó là phải thuộc bài trước khi hát, biểu diễn.
Về âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, đây là yếu tố ngoài lề, đồng thời do những nhóm khác phụ trách, nhưng bạn có trách nhiệm phải kiểm tra mic trước, bạn phải chọn vị trí đẹp nhất để hứng đủ ánh sáng để khán giả thấy bạn nhưng vẫn không làm bạn bị chá mắt. Đây là kinh nghiệm, để bạn không phải bị bỡ ngỡ trên sân khấu
Uống nước và hít thật là các tiện nhất, đơn giản nhất giúp bạn kiểm soát được tâm lý là giọng hát của mình đấy !!!
Hãy làm cho ước mơ âm nhạc của trẻ n thành hiện thực ngay hôm nay.
The Sun Symphony có thể giúp bạn đạt đỉnh điểm âm nhạc của mình. Bạn sẽ thu hút sự chú ý, tạo sự quan tâm, thúc đẩy và tạo ra giá trị cho nhiều người. Và bây giờ là lúc hành động.
Hãy tham gia ngay hôm nay và biến ước mơ âm nhạc của bạn thành hiện thực.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI” Xem thêm các bài viết khác
- Bí mật dẫn đến ước mơ nhờ” Lộ trình cá nhân trong thanh nhạc”
- Lộ Trình Thanh Nhạc: Biến Ước Mơ Âm Nhạc Thành Hiện Thực
- Đạt đỉnh giọng hát với “Lộ trình Cá nhân trong Thanh nhạc”
- Khám phá tiềm năng vô hạn với lộ trình cá nhân trong thanh nhạc