Lịch sử âm nhạc dân tộc
Lịch sử âm nhạc dân tộc và những điều đặt trưng của nhạc dân tộc.
Âm nhạc dân tộc, nhạc dân gian Việt Nam hay nhạc dân gian, dân ca được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thời xưa, dân tộc Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Nó giống như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, và chúng ta cũng thế.
Do đó, bên cạnh quá trình lịch sự dựng nước và giữ nước, thì âm nhạc dân tộc Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của nó.
Con người đã không ngừng sáng tạo, cải tiến nên nhiều nhạc cụ, nhạc khí và các thể loại âm nhạc khác. Nhưng vẫn hướng đến một mục đích chung. Đó là bộc lộ, bày tỏ tâm tư tình cảm của con người chúng ta, để tiếp them sức mạnh, tinh thần làm việc. hay là để thoát khỏi những vướng bận trong cuộc sống hàng ngày.
Ta có thể nghe giai điệu của các bài hát ru, những bài ca đồng dao, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức lễ nghi cúng bái, tang ma hay trong lối đối đáp cua các cặp thơ sĩ, văn sĩ, của các cặp trai tài gái sắc, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban “tài tử” cùng những thể loại ca kịch truyền thống…
Âm nhạc dân tộc Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng và lưu trữ những thể loại thuộc các thời đại khác nhau. Bao gồm cả tính đa sắc dân tộc. Cùng một thể loại nhạc, cùng một bài hát song ở mỗi sắc tộc lại có cách thể hiện và bộc bạch khác nhau. Phương thức diễn tấu và âm sắc cũng rất riêng biệt.
Ví dụ:
Điệu hát ru Việt khác điệu hát ru Thái, ru Mường, ru Dao, ru Tày,…
Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Song có tộc lại sử dụng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái để làm việc đó
Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, điều đó đồng nghĩa rằng có 54 nền âm nhạc truyền thống khác nhau.. Nhưng phổ biến và đông đảo nhất chính là truyền thống nhạc dân tộc Kinh. Có nhiêu cách để phân loại âm nhạc dân tộc của người Kinh:
Nếu phân chia theo thể loại. Ta có:
Cung đình, chèo, Tuồng, Hát Xẩm, Đờn ca tài tử, dân ca, ca trù,…
Nếu phân chia theo vùng miền. Ta có:
Nhạc dân tộc miền Nam, Nam Bộ
Nhạc dân tộc miền Trung, Trung Bộ
Nhạc dân tộc Tây Nguyên
Nhạc dân tộc miền Bắc, Bắc Bộ
Ngoài ra, còn có thể chia nhỏ hơn theo từng miền văn hóa.
Nếu phân chia theo loại hình. Ta có:
Hát đơn
Hát đôi
Hát tập thể, dàn đồng ca
Hát hợp xướng
…
Có rất rất nhiều cách để chúng ta phân loại. Tùy theo mục đích và tiêu chí thì sẽ có cách phân chia hợp lý
Trong âm nhạc dân tộc, người ta sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ. Phổ biến như: Đàn bầu, đàn nhị, đàn cò, đàn đáy, đàn kìm,… Có những nhạc cụ chuyên dùng cho 1 loại hình âm nhạc, có những nhạc cụ dùng cho nhiều loại hình âm nhạc khác nhau.
Ví dụ: Đàn đáy, phách, trống chầu thì chuyên sử dụng trong ca trù,
Đàn nhị chuyên sử dụng trong hát Xẩm,
…
Đi cùng với nền lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, âm nhạc dân tộc Việt Nam là cả một quá trình mà chúng ta phải chiêm nghiệm mới có thể hiểu rõ tường tận. Trên đây là đôi nét sơ lược giúp các bạn có một cái nhìn tổng quá hơn về nhạc dân tộc Việt Nam. Hi vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có một nhìn nhận chính xác hơn về sự tuyệt vời của nền âm nhạc dân tộc nước nhà.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Bạn hãy bắt đầu với âm khu tự nhiên trong thanh nhạc ngay bây giờ.
- Bí mật câu hỏi học thanh nhạc bao lâu thì hát hay được?
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
- Đau họng, dấu hiệu nhận biết và khắc phục bằng cách học thanh nhạc.
- 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NHẠC SĨ
Xin chân thành cảm ơn!