Lịch sử âm nhạc việt nam.
Khái quá sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành âm nhạc Việt Nam?
- Văn hóa: ảnh hưởng 2 nền văn hóa Đông Á và Đông Nam Á.
- Ngôn ngữ: gồm 3 ngữ hệ Nam Á, Nam đảo và Hán Tạng.
- Tôn Giáo: thờ Đa thần
- Thiên nhiên: nhiều nhạc cụ tre nứa, đồng,đá.
Các loại nhạc cụ thời Hùng Vương? 2 loại.
- Thổi: khèn bàu, khèn bè
- Gõ: Tự thân vang( trốngđồng, cồng chiên), có màng rung( trống da).
Các dàn nhạc thời Lý-Trần.
- Đại nhạc: các nhạc cụ phát ra âm lượng lớn( kèn,trống). Làm nhạc lễ trong cung.
- Tiểu nhạc: các nhạc cụ phát ra âm lượng nhỏ(sáo, đàn dây).Nhạc giải trí trong cung và nhạc lễ ngoài cung.
Lý thuyết âm nhạc thời Lý-Trần.
- Tổng kết thang âm điệu thức: âm đàn, âm kèn.
- Du nhập thang âm Trung Quốc: cung, thương, giốc, chủy, vũ, hò, xự….
- Biên soạn sách dạy nhạc, phương pháp dạy nhạc, phương pháp hòa nhạc…
- Bát âm Việt Nam được xây dựng trên hiệu quả âm thanh vang lên: tiếng gió thoảng, tiếng chim, tiếng sấm, tiếng vó ngựa…
- . Phân loại nhịp: (5 loại) Nhịp quân hành, Nhịp lưỡng thuận hay trường thuận, Nhịp chiêu binh cổ sĩ, Nhịp song lan phù, Nhịp nam oán dạ.
Các thể loại âm nhạc thời Lê.
- Nhạc cung đình: Tế giao, Tế miếu, Tế ngũ tự, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung nhạc.
- Nhạc dân gian: Kỳ yên, Con hát, Phường chèo, Tàng câu, Thường ban, Hát cửa đình…
Các dàn nhạc thời Lê.
- Đường thượng chi nhạc
- Đường hạ chi nhạc
- Ty giáo phường
- Dàn nhạc trong cung
- Đội Bả lệnh
- Thự Đồng văn và Nhã nhạc.
Các thể loại âm nhạc thời Nguyễn.
- Nhạc cung đình: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Nhã nhạc, Yến nhạc, Đạo nghinh nhạc, Cung trung chi nhạc.
- Nhạc dân gian: – Nhạc thính phòng: hát Ả Đào, Ca Huế.
- Nhạc lễ: Miền Bắc và Miền Trung.
Các dàn nhạc thời Nguyễn.
Nhạc cung đình: Đại nhạc, Tế nhạc, Nhã nhạc, Nhạc huyền, Ty chung và Ty khánh, Ty cổ, Quân nhạc.
Nhạc dân gian: Dàn nhạc lễ Miền Bắc và Dàn nhạc lễ Miền Nam.
Các dòng ca khúc từ giữa TK 19 đến 1945?
Ca khúc Lãng mạn: 3 khuynh hướng
- Bi ai, thương cảm
- Thoát ly, mộng mơ
- Thôn dã
Ca khúc yêu nước: 3 khuynh hướng
- Tươi sáng, lạc quan
- Xông pha, dấn thân
- Đau thương, uất hận.
Các thể loại ca khúc Việt Nam từ 1945 đến 1954.
- Hành khúc
- Chính ca
- Hài hước
- Trữ tình
- Thiếu nhi
- Trường ca
- Ca cảnh và Ca kịch
Các sự kiện âm nhạc quan trọng từ 1954 đến 1975.
- Đại hội văn công toàn quốc lần đầu tiên.
- Thành lập trường âm nhạc Việt Nam.
- Viện nghiên cứu âm nhạc.
Các thể loại âm nhạc từ 1954 đến 1975.
- Âm nhạc sân khấu kịch: Ca cảnh, Ca kịch, Nhạc kịch, Vũ kịch.
- Âm nhạc thính phòng: Thể loại: Vũ khúc, Hát ru, Biến tấu…Khuynh hướng: Âm nhạc dân tộc và hiện thực Cách mạng.
- Giao hưởng: Thể loại: Giao hưởng thơ, liên khúc sonate, Tổ khúc giao hưởng. Nội dung: Chiến tranh, ca ngợi Tổ quốc.
- Các tác phẩm cho nhạc cụ cổ truyền: Hình thức biểu diễn: Độc tấu, dàn nhạc. Dạng sáng tác: Lối cổ, ghi từng note.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Hát cao hơn chỉ sau 5 ngày với cách học thanh nhạc.
- Bí mật 5 cách luyện thanh để mở rộng quãng giọng.
- Mẫu luyện thanh cơ bản dành cho người mới bắt đầu
- Cách học thanh nhạc hiệu quả với 30 phút mỗi ngày.
- Học cách luyện thanh nhạc cùng the sun symphony!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”