• Skip to primary navigation
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Skip to footer navigation
THE SUN SYMPHONY | Thanh Nhạc – Học Hát – Thanh Nhạc Đỉnh Cao

THE SUN SYMPHONY | Thanh Nhạc - Học Hát - Thanh Nhạc Đỉnh Cao

THE SUN SYMPHONY là công ty truyền thông hoạt động nhiều lĩnh vực như: Thanh Nhạc, Đào Tạo Ca Sĩ,... Với mong muốn đưa âm nhạc Việt Nam hòa với Thế Giới.

  • TRANG CHỦ
  • ĐÀO TẠO CA SĨ
    • Ca Sĩ Nhạc Nhẹ
    • Ca Sĩ Bolero
    • Ca Sĩ Opera
    • Ca Sĩ Nhí
  • ĐÀO TẠO THANH NHẠC
    • Thanh Nhạc Cơ Bản
    • Thanh Nhạc Nâng Cao
  • ĐÀO TẠO NHẠC CÔNG
    • Guitar
    • Piano
  • ĐÀO TẠO MC
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
    • Tin Tức
    • Sự Kiện
    • Hoạt Động
    • Kiến Thức Âm Nhạc
      • Lý Thuyết Thanh Nhạc
        • Nhạc lý cơ bản
  • LIÊN HỆ

Lịch sử nhạc tiền chiến và những điều có thể bạn chưa biết!

Tháng Năm 1, 2019 by Admin

Nhạc tiền chiến.

Lịch sử nhạc tiền chiến và những điều có thể bạn chưa biết!

 

Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Dòng nhạc mang đậm âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930s. Các ca khúc nhạc tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời giàu chất văn học.

 

Bạn đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới Tiếng Việt theo âm luật phương Tây. Sau này, vì lí do chính trị, khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh(1946-1954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn.

 

Tiêu biểu như: Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Trang Mơ Bên Suối của Mộng Nguyên,…

Mốt số ca khúc tiền chiến thường theo Valse, Tango, Slow Waltz, Boston,… Một số là trường ca, hay hát theo phong cách cổ điển hoặc bán cổ điển. Trừ số rất ít, hầu hết các ca khúc tiền chiến thuộc dòng thính phòng. Dòng nhạc trữ tình ở miền nam sau này cũng ảnh hưởng của dòng tiền chiến nhưng thường theo điệu Slow Rock, Slow Ballad, Slow Fox, trong khi nhạc đỏ nhiều bài cũng ảnh hưởng của nhạc tiền chiến về giai điệu.

 

Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến như: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy,… Ngoài ra còn có Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn,…

 

Một số ca khúc tiêu biểu như: Niệm khúc cuối, Không còn mùa thu, Con thuyền không bến,…

 

Vào những năm đầu Thế Kỉ XX, xuất hiện phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạn. Và nhạc tiền chiến ra đời vào lúc ấy. Đó cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam

 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản. Chủ nghĩa tư bản của người Pháp cùng với nền văn hóa phương Tây vào Việt Nam gây nên những thay đổi lớn. Nhiều giá trị tư tưởng cổ hũ mấy ngàn năm trước đó lại bị giới trẻ có tây học xem thường. Thậm chí trở thành đối tượng để mỉa mai của nhiều người. Một tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị hình thành.

Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp) đã có một lối sinh hoạt thành thị mới với nhiều tiện nghị theo văn minh Tây phương. Họ ở nhà lầu, đi ô tô, dùng quạt điện, đi nghe hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên, mốt quần áo thay đổi mỗi năm. Những đổi thay về sinh hoạt cũng đồng thời với sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn hóa lãng mạn Pháp.

Nếu như những nhà văn lãng mạn, thi sĩ của phong trào thơ mới chịu ảnh hưởng bởi văn học lãng mạn Pháp thì những nhạc sĩ tiền chiến cũng chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây.

 

Nhạc sĩ tiên phong

Nguyễn Xuân Khoát:

Được xem như người anh cả trong tân nhạc Việt Nam. Nguyễn Xuân Khoát tuy sáng tác không nhiều vào thời kỳ tiền chiến nhưng những sáng tác của ông lại làm nên những mốc giá trị. Trước khi tác phẩm đầu tay là Bình minh ra đời, ông đã có nhiều bài khảo cứu hay thuyết trình cho sự cải cách nhạc Việt, được đăng nhiều kỳ trên báo Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn. Tác phẩm Màu thời gian của ông phổ thơ Đoàn Phú Tứ, vừa ra đời đã được hoan nghênh lớn.

Lê Thương

Nhạc sĩ Lê Thương khi đó dạy học ở Hải Phòng. Ông là một trong những người có sáng tác sớm nhất. Lê Thương cùng Hoàng Quý, Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ. Ông đã để lại nhiều ca khúc, đặc biệt là những bài truyện ca bất hủ như Bản đàn xuân, Nàng Hà Tiên, Một ngày xanh, Thu trên đảo Kinh Châu và Hòn vọng phu.

Văn Cao

Văn Cao cũng ở Hải Phòng. Ban đầu ông thuộc nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý và có những sáng tác đầu tay như. Buồn tàn thu, Vui lên đường. Năm 1941, Văn Cao lên Hà Nội. Ông đã viết những nhạc phẩm giá trị vượt thời gian như Trương Chi, Thiên Thai, Suối mơ, Bến xuân… Sau đó Văn Cao tham gia Việt Minh và viết Tiến quân ca năm 1944 và Trường ca Sông Lô năm 1947.

Phạm Duy

Ban đầu là ca sĩ của gánh hát Đức Huy, nên Phạm Duy còn được xem như một trong những người đầu tiên đem thể loại nhạc này đi phổ biến khắp mọi miền đất nước. Phạm Duy gia nhập làng nhạc sĩ năm 1942 với bài Cô hái mơ, phổ thơ Nguyễn Bính, tiếp đó là những bản nhạc lãng mạn như Cây đàn bỏ quên, Tình kỵ nữ, Tiếng bước trên đường khuya hay đậm chất dân ca như Em bé quê, Tình ca, Bà mẹ quê, Gánh lúa…Phạm Duy và Văn Cao là hai người bạn thân nên thường giúp đỡ nhau trong nghề, họ từng sáng tác chung các ca khúc Bến xuân, Suối mơ.

Phạm Duy là người có công đầu trong việc đem chất dân ca vào tân nhạc, điều này khiến nhạc cải cách xích lại gần với tầng lớp nông dân, dân nghèo.

 

“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”

Xem thêm các bài viết khác:

  • Kỹ thuật thanh nhạc có làm thay đổi màu sắc trong giọng hát.
  • Giáo trình cách học thanh nhạc tại nhà và cách để tập luyện hiệu quả.
  • Luyện thi nhạc viện và những lưu ý bạn nên biết khi thi nhạc viện.
  • Làm chủ hơi thở thanh nhạc cực kỳ đơn giản qua các bước sau.
  • 5 cách luyện thanh nhạc cơ bản, cực kì đơn giản, cực kì hiệu quả.

Xin chân thành cảm ơn!


 

tap-luyen-thanh-nhac

THE SUN SYMPHONY

“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”

 

 

 

 

Reader Interactions

Primary Sidebar

Bài Viết Khác

  • Làm sao để tự tin khi hát giao lưu với bạn bè trong các buổi giao lưu.
  • Những vấn đề thường gặp trong hơi thở thanh nhạc (cột hơi).
  • Làm sao để hạn chế tổn thương cho cổ họng trong quá trình tập luyện
  • Những cách tập luyện thanh nhạc tưởng chừng là tốt nhưng không phải
  • Những nguyên nhân khiến bạn hay bị đuối sức khi hát nhiều bài!
  • Làm cách nào để bạn học thanh nhạc online một cách hiệu quả!
  • Giọng nam cao thì luyện tập thanh nhạc bằng phương pháp nào?
  • Bí mật 5 cách luyện thanh để mở rộng quãng giọng.
  • Mẫu luyện thanh cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Footer

Giới Thiệu

CTY CP TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ & RESTAURANT THE SUN SYMPHONY
Địa chỉ: 58/27 Phan Chu Trinh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
MST:  0315008884
Điện thoại:  0902 537 638
Email:  thesunsymphony@gmail.com

Thông Tin Chung

Về chúng tôi

Liên hệ

Khóa học

Kết Nối

Copyright © 2023 · Kreativ Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in

  • TRANG CHỦ
  • KHÓA HỌC
  • KIẾN THỨC
  • TIN TỨC- SỰ KIỆN
  • LIÊN HỆ