Lý thuyết nhạc lý.
Lý thuyết nhạc lý căn bản chắc chắn chơi guitar phải biết.
Trước khi học hát hay học chơi bất kì loại nhạc cụ nào thì nhạc lý luôn là một phần không thể thiếu. Những kiến thức về nhạc lý liên quan đến nhạc cụ đó sẽ giúp chúng ta hiểu nhạc cụ nhiều hơn và quá trình tập luyện, thực hành cũng diễn ra nhanh hơn.
Đối với Guitar cũng vậy. Có rất nhiều kiến thức về nhạc lý liên quan đến Guitar mà Guitarist nào cũng cần nắm rõ. Đó là cách đọc nốt nhạc, kí hiệu hợp âm, thứ tự dấu hóa, các chỉ số nhịp cơ bản…
Hôm nay, hãy cùng The Sun Symphony xin chia sẻ với các bạn 5 kiến thức nhạc lý căn bản mà chắc chắn ai chơi Guitar cũng phải biết.
-
Nốt nhạc
Có 7 ký hiệu tương đương với 7 nốt nhạc. Đó là Đồ(C), Rê(D), Mi(E), FA(F), Son(G), La(A), Si(B).
Dưới đây là tên các nốt trên từng ngăn của 6 dây đàn guitar đến ngăn thứ 13 thì sẽ lặp lại tên nốt.
- Dây số 1 = E (Mi cao) dây nhỏ nhất.
- Dây số 2 = B (Si)
- Dây số 3 = G (Sol)
- Dây số 4 = D (Rê)
- Dây số 5 = A (La)
- Dây số 6 = E (Mi trầm) dây to nhất.
Đối chiếu với cây đàn guitar của bạn, hãy để ý, khoảng cách giữa 2 phím đàn liên tiếp nhau chính là nửa cung. Để có thể ghi nhớ bạn có mẹo sau: chỉ có Mi-Fa và Si-Do là nửa cung. Dựa vào 2 qui tắc này bạn có thể suy ra được tất cả các nốt nhạc trên cần đàn của bạn đấy.
-
Hợp âm
Có 2 dạng hợp âm chính: Hợp âm trưởng và hợp Âm thứ.
Hợp Âm trưởng: kí hiệu là chữ cái in hoa. Ví dụ: C, D, E
Hợp Âm thứ: kí hiệu chữ cái in hoa kèm theo chữ m. Ví dụ: Cm, Dm, Em
Một số trường hợp khác có thêm số hoặc dấu hóa. Ví dụ: C7(Đô trưởng 7), C#(Đô thăng trưởng), Eb#(Mi giáng Trưởng)
-
Dấu hóa
Có 2 loại dấu hóa là dấu thăng và dấu giáng.
Khoảng cách giữa phím đàn đen và trắng liên tiếp nhau trên đàn là ½ cung.
#: dấu thăng (tăng ½ cung)
b: dấu giáng (giảm ½ cung)
Dấu thăng # (dấu giáng b) cố định xuất hiện ở đầu khuông nhạc đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó tăng lên (giảm xuống) ½ cung.
Cách xác định nhanh các nốt nhạc tăng lên (giảm xuống) ½ cung dựa vào số lượng dấu thăng (#)/ giáng (b) cố định trên khuông nhạc.
-
Trường độ
Trong nhạc lý, có các kiểu nốt nhạc như: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, …
Các dấu lặng như: Lặng tròn, Lặng trắng, lặng đen,…
-
Các chỉ số nhịp phổ biến(3/4, 4/4, 6/8)
Chỉ số nhịp là gì?
Là 2 con số khi dưới dạng phân số ở đầu mỗi bản nhạc. (2/4, 3/4, 6/8 …)
Số nằm trên chỉ số lượng phách trong một nhịp.
Số nằm dưới chỉ “giá trị” mỗi phách cơ bản (bằng một phần bao nhiêu của một nốt tròn)
Chỉ số nhịp 4/4 (ghi tắt là chữ C)
Số trên sẽ cho biết có 4 phách trong 1 ô nhịp
Số dưới cho biết mỗi phách = 1 nốt đen; 1 nốt đen bằng một phần tư (1/4) nốt tròn
Chỉ số nhịp 3/4
Số trên sẽ cho biết có 3 phách trong 1 ô nhịp
Số dưới cho biết mỗi phách = 1 nốt đen; 1 nốt đen bằng một phần tư (1/4) nốt tròn
Chỉ số nhịp 6/8
Số trên sẽ cho biết có 6 phách trong 1 ô nhịp
Số dưới cho biết mỗi phách = 1 nốt móc đơn; 1 nốt móc đơn bằng một phần tám (1/8) nốt tròn
Đây là những kiến thức nhạc lý cực kì căn bản. Song chỉ cần nắm được những kiến thức nhạc lí này là bạn đã có thể tự do xử lí bài hát một cách thoải mái theo ý mình rồi đấy!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Kỹ thuật thanh nhạc có làm thay đổi màu sắc trong giọng hát.
- Giáo trình cách học thanh nhạc tại nhà và cách để tập luyện hiệu quả.
- Luyện thi nhạc viện và những lưu ý bạn nên biết khi thi nhạc viện.
- Làm chủ hơi thở thanh nhạc cực kỳ đơn giản qua các bước sau.
- 5 cách luyện thanh nhạc cơ bản, cực kì đơn giản, cực kì hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”