cách tự luyện thanh nhạc
Mở rộng âm khu tự nhiên bằng cách tự luyện thanh nhạc.
Biết và hiểu rõ quãng giọng của mình là một yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình tự luyện thanh nhạc tại nhà. Rất nhiều người sở hữu cho mình quãng giọng “trời phú”, có thể hát 3-4 quãng tám. Nhưng cũng có rất nhiều người có quãng giọng rất hạn chế. Giọng tự nhiên của của mỗi người trải dài 1,5 đến 2 quãng tám.
Đó là yếu tố tự nhiên, còn trong thanh nhạc thì lại khác. Việc học thanh nhạc và tự luyện thanh nhạc sẽ giúp cho bạn mở rộng quãng giọng của mình hơn so với sẵn có. Nhưng để làm được điều đó, đầu tiên bạn cần phải xác định quãng giọng tự nhiên(quãng giọng thuận lợi) của mình trước và sau đó mở rộng nó.
Khi đã tìm được âm khu tự nhiên rồi thì hãy thực hiện các bài tập sau nhé!
Khởi động
Tập hơi thở
Hít hơi xuống đáy phổi và thở bằng cơ hoành chính là yếu tố hàng đầu trong ca hát
Trong bộ môn thanh nhạc, “cột hơi chính là mạng sống của ca sĩ”. Vậy nên để có thể hát tốt và trình diễn thật tốt, hãy tập hơi ngay đi!
Lúc đầu sẽ khá khó khan cho các bạn mới bắt đầu. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng! Bởi vì, luồng hơi này thực chất đã tồn tại trong mỗi chúng ta từ lúc mới sinh ra rồi, chỉ là do quá trình lớn lên chúng ta không nhận thức được điều này và môi trường sống tấp nập đã làm chúng ta hình thành một thói quen hít thở mới thôi.
Hãy nhớ rằng: Để có thể tìm lại hơi đáy phổi cách nhanh nhất chính là phải thật chậm. Hãy nằm xuống và đặt một vật nặng lên phần bụng trên. Hít hơi vào bằng cả mũi và miệng. Thật chậm, thật chậm hơn nữa… Thật nhiều, thật nhiều hơn nữa… Sau đó giữ chặt hơi lại và thả đều hơi một cách có kiểm soát.
Với cách tập luyện này sẽ mang lại cảm giác về hơi thở đúng cho các bạn. Hãy tập luyện hằng ngày nhé!
Tập nhã chữ, mở khẩu hình
Khi hát thì “tròn vành rõ chữ” là điều bắt buộc. Cách một cách đơn giản cực kì để các bạn có thể tập được bài tập này. Đó là hãy quan sát cách mở khẩu hình, cách nhã chữ của các ca sĩ chuyên nghiệp.
Một số ca sĩ gợi ý cho các bạn: Thu Minh, Hương Tràm, Bằng Kiều,…
Tập luyện theo các scale
Di chuyển cao độ các nốt trong quãng giọng của mình
Hãy bắt đầu với quãng giọng bình thường trước. Hãy lặp lại một âm thanh đơn giản, chẳng hạn như “la”, di chuyển âm thanh đó với các cao độ lên và xuống. Thuần thục kỹ thuật này trước, và cố gắng hát cao hơn một tí với các nốt giới hạn cao và giới hạn thấp trong quãng giọng này. Đừng nán lại để cố gắng gồng những nốt mà làm cho cổ họng của bạn phải căng lên. Tập trung vào trạng thái thoải mái và hít thở đúng cách. Hãy tập những scale này ít nhất 8 đến 10 lần mỗi ngày.
Hãy cứ tiếp tục luyện tập quãng giọng này cho tới lúc bạn chạm được tới những nốt khó trong vòng 8 đến 10 lần luyện tập liên tục.
Thực hiện các bài tập Legato
Legato là kĩ thuật hát liền tiếng. Để có thể làm tốt kĩ thuật này đòi hỏi phải quan sát làn hơi, điều chỉnh âm lượng trong từng nốt nhạc. Kiểm soát giọng hát một cách chắc chắn để tạo ra sự mềm mại, mượt mà, tăng sự truyền tải cảm xúc. Đó chính là legato
Thực hiện các bài tập Staccato
Staccato là kĩ thuật hát nảy âm, bật âm. Cảm giác giống như chúng ta đặt một vật lên lò xo. Lò xo sẽ nén lại và khi chúng ta buông tay, vật sẽ được nãy lên.
Đây là một bài tập cực kì hữu dụng để tăng khả năng kiểm soát cơ hoành và tăng nội lực trong giọng hát. Một số lưu ý khi tập luyện staccato khi tự luyện thanh nhạc. Đó là âm thanh bật lên cần phải gọn gàng, có độ dứt khoát, hơi thở lúc này được giữ chặt và không được hụt hơi sao mỗi lần bật.
Bên cạnh việc học thanh nhạc, hãy chú trọng them 5 bài tập này khi tự luyện thanh nhạc tại nhà. Bạn sẽ mở rộng quãng giọng của mình một cách không ngờ đến chỉ sau vài ngày đấy!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Bạn hãy bắt đầu với âm khu tự nhiên trong thanh nhạc ngay bây giờ.
- Bí mật câu hỏi học thanh nhạc bao lâu thì hát hay được?
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
- Đau họng, dấu hiệu nhận biết và khắc phục bằng cách học thanh nhạc.
- 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NHẠC SĨ
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”