Quãng giọng trong thanh nhạc.
Củng cố âm vực tự nhiêu và mở rộng quãng giọng trong thanh nhạc.
Mở rộng quãng giọng là điều khao khát của rất nhiều bạn đam mê ca hát. Không ít bạn tự luyện thanh nhạc, tự mày mò để có thể cải thiện quãng giọng của mình. The Sun Symphony chúng tôi nhận được vô số câu hỏi của các bạn về vấn đề này. Và với những chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ đem đến sự tươi mới và đầy thú vị cho quá trình tự luyện thanh nhạc của các bạn.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng:
“Tại sao cần phải mở rộng quãng giọng?”
Với mỗi bài hát bất kì đều có quãng giọng yêu cầu cố định của nó từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Nếu quãng giọng của người hát bao trùm lên quãng giọng của bài hát thì bạn sẽ có thể hát được bài hát đó, và dĩ nhiên nếu quãng giọng thuận lợi(quãng giọng thoải mái) của bạn có thể bao trùm luôn bài hát đó thì chắc chắn 100% là bạn có thể xử lí tốt bài hát đó “dễ như ăn kẹo”.
Nhưng để có một quãng giọng thoải mái rộng, yêu cầu đòi hỏi bạn cần phải nắm vững kiến thức. Bên cạnh đó chế độ tự luyện thanh nhạc cần phải chuẩn xác và có người chuyên môn hướng dẫn, kèm cặp. Và đây là “bí kíp” giúp bạn mở rộng quãng giọng của mình tại nhà đây.
Nhận biết giọng hát của mình
Trước khi mở rộng quãng giọng của mình, bạn cần biết quãng âm tự nhiên của mình trước đã.
Trong thanh nhạc, “sai một ly, đi một dặm”. Hãy bắt đầu một cách tốt nhất từ những điều sẵn có sau đó hãy nghĩ lớn hơn. Nếu bạn đang tự luyện thanh nhạc tại nhà hoặc chưa biết điều này, hãy suy nghĩ thử nhé! Nếu những điều tuyệt vời sẵn có mà ông trời ban tặng cho bạn mà bạn vẫn chưa sử dụng được hết, thì làm sao bạn đủ sự linh hội và nắm đủ tinh túy để khai phá giọng hát của mình.
Ai cũng mong muốn trong ca khúc mình thể hiện sẽ có những đoạn bức phá, những nốt cao thần thành, những đoạn treo cao rồi làm nhỏ lại,… Điều đó là chắc chắn! Nhưng hãy làm một cách an toàn, đừng để gây ảnh hưởng không tốt đến bộ máy phát âm của bạn.
Tập hát trong quãng giọng tự nhiên của bạn mỗi ngày thông qua các mẫu luyện thanh cơ bản. Gợi ý: Mô, Ma, Mê, Mi, Mum, La, Na,… Hãy chú ý mà nâng cấp quãng lên từng nốt từng nốt một .
Đặc biệt cần phải lưu ý, đừng quá ham treo những nốt này quá lâu, hãy tập trung hát thật vững, thật đúng cao độ và thật mềm mại nhẹ nhàng. Sau khi thuần thục hãy sử dụng các nốt treo sau.Cố gắng mở quãng giọng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không kiểm soát được giọng hoặc hát bị vỡ.
Sử dụng đúng kỷ thuật
Bạn sẽ thấy một điều bất khả thi, nếu không muốn nói là nguy hiểm, khi mở rộng quãng giọng mà không sử dụng đúng kỹ thuật. Đây là tổng quan về một số điều cơ bản:
Thanh quản của bạn phải nằm ở vị trí thấp và thư giãn. “Hát khi cổ họng mở rộng” là câu “thần chú” mà bạn phải ghi nhớ. Đứng thẳng người và sử dụng toàn bộ phần hơi thở được hỗ trợ. Lưỡi của bạn phải nằm yên ở vị trí chóp đầu của hàm dưới và xương hàm phải thật sự thư giãn. Cuối cùng đó là giữ cho luồng hơi luôn đều đặn.
Cảm giác âm thanh
Khi hát vượt khỏi quãng giọng tự nhiên, một số ca sĩ mới vào nghề có xu hướng hoặc ép cho luồng hơi ra khỏi cổ họng nhiều hơn, điều có thể làm tắt nghẽn dây thanh quản, hoặc hạn chế luồng hơi, điều có thể dẫn đến giọng hát thều thào. Duy trì kĩ thuật sẽ giúp bạn tránh được những tình huống này.
Bạn thỉnh thoảng có thể bắt đầu tập luyện từ nốt cao nhất trong quãng giọng. Bắt đầu từ nốt cao sẽ giữ cho giọng hát không bị nặng nề, giúp giữ cho cổ họng thấp và phá bỏ thói quen luôn phải di chuyển từ giọng ngực lên giọng óc (vùng cao hơn). Với những bạn đang tự luyện thanh nhạc thì cần lưu ý khi bắt đầu tập sang những nốt cao, hãy cố gắng cảm giác âm thanh lên cao một cách nhẹ nhàng. Có thể bắt đầu từ âm thanh âm lượng nhỏ. Không nên quá “ham” kích to âm lượng.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Bạn hãy bắt đầu với âm khu tự nhiên trong thanh nhạc ngay bây giờ.
- Bí mật câu hỏi học thanh nhạc bao lâu thì hát hay được?
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
- Đau họng, dấu hiệu nhận biết và khắc phục bằng cách học thanh nhạc.
- 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NHẠC SĨ
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”
Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng