Mỗi khi hát cảm thấy đau họng nên không thể hát nhiều, phải làm sao?
Ca hát là sở thích của rất nhiều người, những dịp karaoke cùng bạn bè là những dịp chúng ta luôn vô cùng mong chờ, có những bạn có thể đi cả hàng tuần nhưng có những bạn lại rất bận rộn với học hành, công việc nên lâu lắm mới có thể sắp xếp đi được một bữa.
Và trong một bữa quý giá đó thì chúng ta muốn hát cho thật đã, thật thỏa thích nhưng vấn đề là chúng ta không có đủ sức! Chỉ sau 2-3 bài hát là bạn đã cảm thấy rất đuối, nếu cố gắng hát hết sức, hát tới cuối buổi thì hậu quả là chúng ta sẽ cảm thấy rát họng, đau họng, vô cùng mệt mỏi! Phải làm sao khi gặp tình trạng này? Hãy cùng tham khảo bài viết nhé!
Xem thêm các bài viết khác
- Học các bài tập khởi động giúp bạn hít thở sâu để có thể tạo ra âm thanh vang và phong phú.
- Hát những nốt cao nhất và thấp nhất mà bạn có thể nhấn để tìm ra âm vực của mình.
- Muốn hát cao như ca sĩ SAU 9 NGÀY phải làm thế nào?
- Bí Mật cách để có giọng hát hay và cao
- Địa điểm học hát hiệu quả cho người mới bắt đầu ở tại Bình Thạnh
- Cách để hát cao hơn nhờ thuần thục các kỹ thuật thanh nhạc sau!
- Bí quyết để hát cao một cách nhẹ nhàng hơn!
Nguyên lý hoạt động của giọng nói/giọng hát đó là khi 2 dây thanh khép lại, dưới tác dụng áp lực không khí từ phổi đẩy lên, làm rung động, tạo nên âm thanh cơ bản, với sự hoạt động phối hợp của lưỡi, môi, má và sự cộng hưởng của các khoang miệng, khoang mũi, các hốc xoang thì tạo nên giọng đặc trưng của mỗi người.
Có thể nói, không khí giống như nguyên liệu cho các bộ phận khác nhào nặn, đi qua nhiều khâu để làm nên tiếng hát. Vậy nên, giọng nói/giọng hát của bạn ảnh hưởng rất nhiều bởi hơi thở!
Hơi thở không thuận lợi thì
Khi hơi thở hoạt động không tốt thể hiện rõ ràng nhất khi bạn hát. Đây là tình trạng chung của đại đa số các bạn khi chưa bao giờ học cách hít thở chuẩn xác trong thanh nhạc.
Hơi thở bình thường của các bạn khá ổn và đủ khi sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng trong ca hát, nếu không tập luyện để có một hơi thở hoạt động tốt hơn thì sự tổn thương và rủi ro mà cổ họng của bạn phải chịu là vô cùng lớn. Những người ca sĩ hoạt động ca hát mà không có một cột hơi tốt thì sự nghiệp của họ sẽ không lâu bền bởi giọng hát của họ sẽ yếu đi theo năm tháng.
Khi sử dụng hơi thở bình thường thì trình tự các bước mà các bạn sẽ thực hiện khi hát đó là hít một hơi vào trước khi hát.
Thường thì hít được bao nhiêu thì hít, lúc hít được ít, lúc hít được nhiều. Lúc cố gắng hít được nhiều thì lồng ngực của các bạn căng phồng lên, vai và cổ nhô lên. Sauk hi đọc qua đoạn này thì các bạn hãy thử thực hành ngay và luôn để kiểm chứng nhé. Hãy làm thử, hít một hơi sâu lên ngực như trước khi hát, kiểm chứng cảm giác của bạn rồi quay lại đọc tiếp đoạn tiếp sau này nhé.
Sauk hi các bạn hít một hơi sâu vào lồng ngực, vai, cổ của các bạn sẽ nhô lên nên các bạn sẽ cảm thấy người mình cứng nhắc, không thể cử động thoải mái được. Khi người các bạn cứng ngắc như vậy thì sâu bên trong cổ họng của bạn sẽ siết chặt lại. Khi các bạn hít nhiều hơi nhất có lẽ thường là lúc các bạn cố gắng hát nốt cao của bài hát, mà khi các bạn hít hơi, vai, ngực cứng làm cổ siết chặt lại thì làm sao các bạn hát cao được!
Đặc biệt là khi cổ các bạn bị siết chặt lại thì âm thanh sẽ không thoát ra được và sẽ va đập vào trong cổ họng, gây tổn thương nghiêm trọng đến cổ họng – nếu để điều này kéo dài. Đây là lý do mà những người thường xuyên thích hát cao hoặc thường xuyên nói nhiều, la hét chỉ sau một thời gian là bị bạc giọng, tắt tiếng.
Tưởng tượng cổ họng của bạn cũng giống như một con hẻm và làn hơi là chiếc xe, làn hơi càng lớn thì chiếc xe cũng càng lớn, nếu bạn không mở rộng con hẻm để cho chiếc xe đi qua thì con hẻm lẫn chiếc xe cũng sẽ bị hư hại rất nhiều. Cứ nhiều lần bạn cố gắng đưa chiếc xe to đi qua con hẻm chật hẹp của bạn thì con hẻm sẽ càng trở nên tan nát hơn và dần dần không thể hồi phục lại nữa.
Một làn hơi yếu cũng gây ra lỗi hụt hơi làm tổn thương đến cổ họng của bạn. Làn hơi chắc khỏe thì cần phải dài, có độ nén. Hơi không ổn định thì có lúc hát bạn hít được nhiều hơi, có lúc lại ít hơi… nên bạn có thể hụt hơi bất kì lúc nào. Khi hụt hơi thì âm thanh sẽ bị rơi lại vào trong cổ họng, giống như đang đẩy chiếc xe của bạn đi nửa chừng mà bạn lại gặp sự cố khiến chiếc xe tuột ngược lại đằng sau và bị hư hại. Bằng chứng cho sự hụt hơi, siết cổ chính là khàn giọng, thở hổn hển.
Một lý do nữa khiến bạn cảm thấy đau họng mỗi khi hát đó là do bạn đang đè âm thanh vào cổ. Bạn có cảm thấy nặng nề ở cổ mỗi khi hát? Khi hát lên nốt cao thì bạn có thấy khó chịu, ở cổ nổi gân lên? Một lời khuyên cho bạn là hãy hướng âm thanh lên vòm miệng khi hát, hãy hát sao cho âm thanh thoát ra ngoài, đừng gồng người, gồng cổ và đè âm thanh vào cổ. Hãy hát với một cơ thể thoải mái hết cỡ!
Căng thẳng cơ thể khi hát:
Với nhiều người thì mỗi lần hát một bài gì thì cơ thể của họ lại vào một tư thế vô cùng căng thẳng, giống như là đang đi đánh trận vậy! Khi các bạn ở trong trạng thái này thì các bạn sẽ vô cùng mau mất sức, mau chóng tiêu tốn hết năng lượng của mình! Căng thẳng một bộ phận thôi cũng sẽ kéo theo sự căng thảng của nhiều bộ phận khác nữa!
Ví dụ nếu bạn bị cứng vai lại thì những bộ phận khác cũng bị căng thẳng, bạn sẽ mau chóng cảm thấy nhức mỏi, rã rời cơ thể, giọng hát của bạn nghe sẽ bị căng, cứng, không mềm mại.
Có nhiều lý do dẫn đến căng thẳng của cơ thể, thứ nhất đó là do hơi thở. Do các bạn chưa biết cách kiểm soát tốt hơi thở nên khi cạn hơi sẽ theo quán tính gồng người lên để tạo ra âm thanh. Thứ hai là do tâm lý, có thể là do hồi hộp khi hát trước mọi người hoặc hồi hộp vì không biết liệu mình có thể hát tốt bài này không, có hát được nốt cao không…
Trước khi hát, bạn nên có một số động tác đơn giản làm nóng cơ thể như vươn vai, xoay cổ tay, cổ chân… nhé!
BÀI TẬP HÍT THỞ DÀNH CHO BẠN ĐỂ HÁT THOẢI MÁI HƠN
Hãy quan sát cơ thể của bạn trước một tấm gương lớn, soi được toàn thân. Hãy thử hít một hơi thật sâu vào, bạn có thấy ngực của mình nhô lên, vai rút lại không? Mỗi lần bạn hít vào thở ra là cả phần thân trên của bạn co ra co vô, thử hít thở nhiều lần thì dần dần bạn bắt đầu thở hổn hển và tim đập nhanh hơn. Đây chính là hiện trạng lúc bạn hát với một làn hơi cạn. Nhận ra điều này cũng là lúc bạn nên bắt đầu tập cho mình một thói quen hít thở mới.
Hãy đứng trước gương, hai chân dang rộng bằng vai, một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng. Tưởng tượng bụng bạn là một quả bóng, khi bơm quả bóng phình lên, khi xì thì quả bóng xẹp xuống. Bây giờ, hãy hít hơi vào để bơm quả bóng của bạn lên nào! Quả bóng sẽ căng lên 360 độ, không chỉ phần bụng trước của bạn phình lên mà bạn còn có thể cảm nhận không khí khiến hai bên eo và sau lưng của mình phình nhẹ lên nữa!
Chú ý rằng phải hít thật chậm, quan sát đường đi của luồng hơi, hướng nó đi thật sâu xuống dưới bụng. Nếu bạn thấy phần tay đặt lên ngực của mình nhúc nhích tức là bạn đã làm sai và cần làm lại.
Khi mới đầu tập, bạn chắc chắn sẽ theo thói quen để cho hơi đi vào phần ngực trên dù có muốn hay không. Cho dù bạn có hít được căng bụng thì cũng đừng vội mừng, bạn phải làm được khoảng từ 100 lần đến 1000 liên tục như vậy thì mới gọi là thành thạo cơ! Hít thở là một thói quen của bạn mà, bạn đã quen làm nó nhiều lần không đếm xuể, để được coi như là đã hình thành một thói quen mới thì bạn cần làm nó một cách vô thức và liên tục.
Sau khi hít vào thì hãy xả ra trong một hơi, chú ý rằng hơi đi vào như thế nào thì xả ra như thế ấy, nếu không kỹ lưỡng thì hơi của bạn sẽ phân bố tán loạn trong cơ thể. Hãy cố gắng kiểm soát đường đi vào lẫn đi ra của luồng hơn.
Khi đã thành thạo hơn, hãy tập hít vào, giữ lại 5s sau đó xì ra, kết hợp với dùng đồng hồ bấm giờ. Bạn xì được càng lâu thì càng tốt, mới đầu đa số các bạn xì được 15s đến 25s, càng tập thì thời gian sẽ càng tăng, có bạn xì được tới 1 phút hơn!
Trước khi hát, bạn nên tập hơi một vài phút để làm ấm giọng bằng bài tập hít vào – xì ra nhé! Bạn nên nhớ phải khởi động vì khởi động vừa giúp bạn hát thuận lợi hơn, vừa giúp bạn tránh được nhiều những tổn thương cho cổ họng!
BÀI TẬP HÁT “HNGGG”:
Với bài tập này, bạn sẽ phát ra tiếng như “Hmmmm” như bạn đang nghi ngờ một ai đó nhưng vì bạn cần tạo một khoảng trống trong khoang miệng của mình, khác với khi nói”hmmm” thì khi bạn có khoảng trống, tiếng bạn phát ra sẽ là “hngg”, vòm miệng mềm của bạn sẽ nhấc lên và lưỡi thì nằm xuống.
Hãy hít một hơi sâu, đóng hai môi lại, bên trong miệng bạn tưởng tượng như đang ngậm một quả chanh và bắt đầu hát “hnggg” ở một nốt bạn thấy thoải mái, cho đến khi bạn hết hơi nhé!
Cảm ơn các bạn vì đã kiên nhẫn đọc đến đây, hãy cố gắng tập luyện để hát khỏe mạnh hơn, hạn chế đau họng, khan giọng để giữ cho cổ họng luôn tốt và để việc ca hát luôn thật vui vẻ nhé!
Nếu bạn mong muốn cải thiện giọng hát của mình. Và bạn muốn đưa giọng hát lên một tầm cao mới. Đưng ngần ngại mà hãy bắt đầu ngay hôm nay!
Dành thời gian hàng ngày để luyện tập, tìm hiểu về các kỹ thuật cần thiết, và đặt mục tiêu cho bản thân. Hãy nhớ rằng mọi nỗ lực đều đáng giá khi bạn đang theo đuổi đam mê âm nhạc của mình.
The Sun Symphony là Công ty uy tín và chất lượng tại TPHCM. Tại đây có nhiều khóa học hát dành cho mọi lứa tuổi và mọi trình độ. The Sun Symphony có các khóa học hát cơ bản, hát nâng cao,hát theo phong cách nhạc nhẹ, nhạc trẻ, nhạc dân gian… The Sun Symphony có các khóa học hát dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, từ cơ bản đến nâng cao. The Sun Symphony có đội ngũ giảng viên tận tâm, có kinh nghiệm và chuyên môn cao. The Sun Symphony có cơ sở vật chất đẹp, đầy đủ các phòng học, phòng tập, …
Với tầm nhìn ” Một thế giới thịnh vượng thông qua việc kích hoạt nguồn lực con người bằng âm nhạc” . Và với kinh nghiệp hơn 5 năm đào tạo và đồng hành cùng quý khách hàng. The Sun Symphony có nhiều khóa học với nhiều bộ môn khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng. Với sứ mệnh ” Mở khóa tiềm năng thực sự cho tất cả những gì chúng ta chạm vào“. The Sun Symphony luôn có lộ trình cá nhân cho từng người. Vì chúng tôi tin rằng mỗi người đều là một ngôi sao sáng trên bầu trời âm nhạc. Ngoài ra, điểm khác biệt của The Sun Symphony là mang đến cho khách hàng một phương pháp tập luyện đúng và nhanh nhất. Nhờ đó người học sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả mà bản thân mong muốn.
Và điều quan trọng nhất là tại The Sun Symphony có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tại đây, các giảng viên sẽ hướng dẫn cho cách bạn không chỉ về kỹ năng thanh nhạc. Mà còn hướng dẫn tư duy. Với mục tiêu cao nhất là để bạn có thể phát triển bản thân toàn diện một cách nhanh chóng nhất.
Địa chỉ: 58/27 Phan Chu Trinh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 0902537638
Xem thêm các bài viết khác:
- Lịch sử dòng nhạc trữ tình và những điều có thể bạn chưa biết.
- Lịch sử nhạc rap và những điều có thể bạn chưa biết về rap.
- 5 điều bạn cần lưu ý khi luyện thanh tại nhà để có hiệu quả.
- 9 điều bạn cần cân nhắc khi luyện thanh online để đạt hiệu quả.
- Âm nhạc và thanh nhạc với sự phát triển của bé khi còn ở trong bụng mẹ.
Biết ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ THE SUN SYMPHONY!
THE SUN SYMPHONY
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”