Nghệ thuật của nhạc tài tử
Mặt nghệ thuật của nhạc tài tử và ảnh hưởng của chúng.
Về mặt nghệ thuật. Nhạc tài tử đã đóng góp nhiều yếu tố mới trong đời sống âm nhạc. Của quần chúng, được bà con nông dân ưa mến. Và bảo vệ đã tiến đến một thời kỳ rực rỡ hơn bao giờ hết. Mở đầu cho sự xuất hiện một loại hình nghệ thuật mới. Đó là nghệ thuật sân khấu cải lương.
Từ một hình thức ca hát thính phòng của phong trào nhạc tài tử. Một bộ phận tách ra mang tính chất diễn xướng (nói lối, ngâm thơ, ca hát). Tức là hình thức ca ra bộ (vừa ca vừa ra bộ). Như vậy, đứng về mặt nghiên cứu của âm nhạc. Chúng ta thấy có hai phong cách, trong phương pháp diễn tấu nhạc cụ và ca hát. Đó là phong cách tài tử và phong cách cải lương.
Phong cách tài tử:
Mang tính chất thính phòng, không đông người. Được tổ chức ở trong nhà, công viên, trên thuyền lúc đêm trăng đi sâu vào chiều sâu của tình cảm. Người đàn và hát chủ yếu là để phục vụ người nghe.
Phong cách cải lương:
thể hiện tính sân khấu, vì trung tâm của nghệ thuật diễn xuất là diễn xuất, các bộ môn nghệ thuật khác như âm nhạc, giúp nó đạt đến một hiệu quả nhất định, hợp thành toàn bộ một hình thức nghệ thuật sân khấu.
Vấn đề ca hát hoặc diễn tấu nhạc cụ trong cải lương cũng phải mang tính chất hành động- không như biểu diễn theo phong cách tài tử vì đặc trưng của sân khấu cải lương là ca hát.
Ca hát tài tử và ca hát sân khấu là hai lĩnh vực khác nhau và trong mỗi lĩnh vực đều có những nghệ sĩ tiêu biểu.
Chẳng hạn, trong ca hát sân khấu cải lương, có những ngôi sao như Phùng Há, Ba Vân, Năm Châu... và những ca sĩ tài tử nổi tiếng như cô Tư Sang, cô Ba Bến Tre, cô Tư Bé, Năm Nghĩa...Những tác giả âm nhạc tài tử như ông Sáu Lầu (Cao Văn Lầu), ông Bảy Triều, những tác giả nhạc sân khấu như các ông Mộng Vân, Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Sáu Hải v v… đã đóng góp nhiều sáng tác mới phù hợp với đà phát triển của nghệ thuật cải lương, trong đó có bài vọng cổ cho đến bây giờ đã trở thành một chủ đề lớn về âm nhạc, mà nhiều nghệ sĩ nhờ đấy phát huy một sức sáng tạo và xây dựng nên sự nghiệp nghệ thuật cho bản thân mình.
Nếu như những hạt giống đó không nảy mầm từ trong lòng dân tộc và nuôi dưỡng của nhân dân qua nhiều thế hệ, thì nghệ thuật cải lương không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Xem thêm các bài viết khác:
- Thanh Nhạc Có Thực Sự Phù Hợp Với Mọi Lứa Tuổi.
- Tôi không có cảm âm, cảm nhịp thì có học thanh nhạc được không?
- 5 điều bạn cần lưu ý khi luyện thanh tại nhà để có hiệu quả.
- 9 điều bạn cần cân nhắc khi luyện thanh online để đạt hiệu quả.
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”