Tự học thanh nhạc.
Những điều bạn nên cần biết khi tự học thanh nhạc.
The Sun Symphony xin chào !!!
Hello các bạn, sau đây là phần chia sẽ của một bạn học viên đã học lâu năm tại The Sun Symphony về kinh nghiệm luyện thanh nhạc tại nhà, chúng ta cùng tham khảo nhé.
Định nghĩa học thanh nhạc tại nhà !!!
Nghe có vẻ đơn giản nhưng được chia ra rất nhiều phạm trù nhé. Ở đây “tự học thanh nhạc tại nhà” có nghĩa là những học viên đã học tại trung tâm và có thời gian ở nhà tập luyện, phải chú ý những điều gì và thường mắc phải những sai lầm gì? Riêng bài viết này, mình sẽ nói về cột hơi các bạn nhé !!
Cột hơi.
Nghe đến cột hơi chắc chắc ai cũng vui mừng và hào hứng, vì dễ vô cùng. Xin thưa với bạn cột hơi không dễ tập như các bạn tưởng và rất dễ mắc phải những sai lầm.
Sai lầm đầu tiên đó chính là tư thế hít thở, bạn thích luyện cột hơi đứng hay nằm?
Tôi chắc trên 90% các bạn ở đây đều tập tư thế đứng khi bắt đầu luyện cột hơi, và đây là sai lầm đầu tiên.
Tại sao tôi lại ngạo mạng nói thế?
Cơ thể chúng ta đã hình thành thói quen hít hơn cạn (thường gọi là hơi ngực) gần cả mười mấy năm nay, đùng một phát bảo hơi đi sâu xuống bụng, thử nghĩ có dễ không?.
Thứ nhất là hoành các cơ còn cứng và thụ động, không dễ kiểm soát để giữ hơi lâu.
Thứ hai, khi tập ở tư thế đứng là tạo điều kiện cho các bộ phận cơ thể cản trở luồn hơn đi sâu khiến cơ thể căng thẳng.
Các bạn có cảm giác cứng cả người khi mình hít hơi không? Chính xác là cơ thể đang phản ứng lại bạn đấy, đừng nghĩ điều này là tốt. Vậy vì sao phải nằm?
- Thứ nhất, khi nằm luyện hơi, cơ thể luôn trong trạng thái thư giản nhất. Luồng hơi đi ra đi vào cũng tự nhiên và thoải mái nhất.
- Thứ hai, nằm để cơ thể dễ dàng cảm nhận cảm giác hoạt động của hoàng các cơ, khiến cơ thể ghi nhớ. Và hoạt động chính xác.
- Thứ ba, là do phản xạ khi nằm ngủ là dùng hơn bụng (hơi sâu). Bạn nào không tin thì cứ để ý người thân khi ngủ. Có phải bụng cứ nhấp nhô lên xuống không? Dễ như thế mà nào giờ mình cũng chả biết !!!
- Nếu các bạn đứng tập, thì liệu tư thế của mình có đúng chưa? Chúng ta vẫn giữ thói quen đi nhong nhong, hít ra hít vô, xì qua xì lại cho có rồi bảo là đang tập hơi. Xin lỗi, nhưng cách tập như thế là sai qui cách và mang lại hậu quả không lường. Vì sao?
- Bạn có chắc chắn hơi mình đã hoàn toàn xuống bụng hết chưa? Nếu chưa chắc thì chắc chắn đây rõ ràng là sai lầm nhé
- Bạn có chắc sau khi mình hít, mình quay qua quay lại, thì thao tác giữ hơi đã được thực hiện chưa? Nếu chưa thì đây là điểm trừ thứ hai nhé.
- Sau khi giữ hơn, bạn có kiểm soát được luồn hơi, nếu mình cứ tập trung những thứ khác? Nếu không cảm nhận được thì khoảng thời gian qua bạn đã tập hơi dường như là vô nghĩa !!!
Tập hơi là một bài tập cực gì gian nan, nếu không muốn nói là một cực hình.
Từ lúc bạn mới bạn, cảm giác toàn thân mệt lả người. Đến khi hoàn các cơ bắt đầu hoạt động và khu vực bụng cứng như một cục đá. Cho đến khi bắt đầu kiểm soát được. Và mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu cột hơi các bạn hoạt động tốt thì toàn bộ cơ thể bạn nơi hoạt động đừ nhất đó là cơ bụng và phải nên thoải mái nhất đó là cổ và càm.
Nâng cấp cột hơn là cả một quá trình, từ khi tất cả dồn nén đều đè xuống dưới, cho đến khi thay đổi vị trí giữ hơi. Yêu cầu luồn hơi phải xuống bụng hoàn toàn và đạt được sự ổn định tuyệt đối. Điều này thì những bài viết sau mình sẽ chia sẻ !!!, còn bây giờ, thời lượng chương trình đã hết, Xin chào và hẹn gặp lại nhé !!
Mình rất vui khi nhận được sự đóng góp ý kiến từ các bạn, bye bye !!!
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Khái quát mục đích của việc học thanh nhạc để làm gì?
- Bí quyết chinh phục nốt cao khi luyện tập thanh nhạc.
- Thanh nhạc và 1001 câu hỏi của người mới bắt đầu học.
- Bí mật cách học thanh nhạc tại nhà hiệu quả 2019.
- Dạy thanh nhạc miễn phí! Hướng đẫn phương pháp tập luyện.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”