Hotline: 0902 537 638

Hơi thở trong thanh nhạc và cách rèn luyện hơi thở hiệu quả!

Hơi thở trong thanh nhạc và cách rèn luyện hơi thở hiệu quả!

hoi-tho

Lý thuyết về hơi thở, kiểm soát và sử dụng hơi thở là nền tảng để phát triển kỹ thuật thanh nhạc. Khi đề cập đến vấn đề hơi thở trong kỹ thuật hát. Chúng tôi đã đưa ra những đúc kết kinh nghiệm của những người làm công tác trong môi trường ca hát và chỉ ra các kiểu thở sau:

|Xem Thêm : Thanh nhạc là gì? Lợi ích mà thanh nhạc mang lại!

  • Thứ nhất, Hơi thở ngực:

Thở ngực trên là kiểu thở khi hít không khí vào làm lồng ngực căng ra, vai nhô lên, hoành cách mô gần như không hoạt động.

  • Thứ hai, Hơi thở bụng:

Là kiểu thở khi hít không khí vào lồng ngực không hoạt động, chỉ có bụng phình ra, hơi thở không sâu.

  • Thứ ba, Hơi thở bằng ngực dưới và bụng:

Là kiểu thở khi hít không khí vào, phần ngực dưới căng ra, bụng cũng hơi phình ra một chút ở phía dưới và hai bên sườn, ngực và cơ hoành làm việc tích cực.

Theo các nhà nghiên cứu thì mỗi một phương pháp thở đều có những ưu và nhược điểm. Nhưng cho đến nay phần lớn những người hát chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp khi muốn học hát thực thụ đều tập thở theo phương pháp thở ngực dưới và bụng. Họ coi đó là phương pháp thở phù hợp với ca hát hơn cả. Bởi với kiểu hít thở này, hơi hít vào được đẩy sâu dưới tận đáy phổi. Và việc kiểm soát hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng, từ đó âm thanh tạo ra sẽ tròn đầy và người hát sẽ lâu mệt mỏi.

hoi-tho-thanh-nhac

Hơi thở là một vấn đề phức tạp và khó nắm bắt, đặc biệt là kỹ thuật đẩy hơi. Bởi đây là vấn đề trừu tượng, phần nhiều là sự cảm nhận. Vấn đề là, phải nói như thế nào, hướng dẫn như thế nào để các bạn có thể hình dung, tưởng tượng và biết cách ứng dụng vào thực hành. Mà không rơi vào tình trạng mông lung, khó hiểu.

Trong ca hát, quá trình phát âm được tạo nên bởi sự phối hợp của động tác hít hơi và đẩy hơi. Hai động tác này tác động qua lại với nhau. Hít hơi hợp lý sẽ tạo tiền đề để đẩy hơi tốt. Ngược lại đẩy hơi tốt tức là sử dụng tốt khối lượng hơi thở hít vào.

Lấy hơi:

Khi thực hiện tập luyện lấy hơi trong ca hát giảng viên yêu cầu học viên đứng thẳng, không nghiêng đầu, vẹo cổ, hai chân đứng vững vàng, tự nhiên, vai để xuôi, mềm mại, mắt hướng về phía trước.

hoi-tho-am-nhac

Khi lấy hơi, các em mở miệng tự nhiên, cằm hơi hạ xuống. Hít vào một hơi bằng mũi và một phần qua miệng. Cảm nhận như đang “hít không khí trong lành”, để không khí vào bên trong nhẹ nhàng làm nở rộng phần bụng. Cần tưởng tượng trung tâm lồng ngực như “quả bóng”, khi hít hơi vào chính là cảm giác “quả bóng” phình to dần và khi thở ra “quả bóng” trong bụng dần xẹp xuống. Động tác hít hơi, cần được cảm giác nhẹ nhàng như nuốt không khí vào, không phát ra tiếng động. Khi hát ở âm khu cao nên lấy dài hơi. Khi hát ở âm khu trung và âm khu trầm nên lấy hơi vừa phải.

Những buổi học đầu tiên về luyện hơi thở ca hát, học viên cần học cách lấy hơi thở đúng và dần dần tập hít hơi sâu hơn. Chỉ nên tập lấy hơi sao cho vừa đủ một câu hát. Khi hít hơi, chú ý cảm giác được sự nở ra của phần ngực và cơ hoành.

Trong ca hát, tùy thuộc vào yêu cầu của câu hát mà có thể lấy ít hơi hay lấy nhiều hơi. Khi lấy ít hơi, phần ngực và cơ hoành chỉ nở ra ở mức độ vừa phải. Lấy ít hơi áp dụng cho việc thể hiện những câu hát ngắn dễ hát. Và thường dùng khi phải lấy hơi bổ sung giữa câu hát. Lấy nhiều hơi bằng cách hít hơi sâu! Tạo ra trữ lượng hơi vào phổi lớn. Cho ta cảm giác phần ngực và cơ hoành nở rộng rõ rệt.

Ghìm hơi thở:

Để hát trọn vẹn một câu hát dài nhưng vẫn đủ hơi, nhả chữ mềm mại, âm sắc rõ nét thì ghìm hơi thở là một thao tác quan trọng. Khi đã lấy hơi vào phổi, người hát là phải biết ghìm để không cho hơi ra một cách ồ ạt, sao cho hát hết một câu nhạc hơi vẫn còn lại một ít trước khi lấy hơi tiếp. Nếu không biết cách ghìm hơi thì việc hít hơi sâu cũng không có tác dụng nữa.

Để luyện tập ghìm hơi, học viên cần hiểu về nguyên lý hoạt động của hơi thở trong cơ quan hô hấp trong đời sống bình thường, trong ca hát, cũng như hiểu thế nào là cảm giác ghìm hơi.

Trong nhịp sống bình thường, con người hít vào và thở ra nhẹ nhàng không cần vận dụng ý thức, nhưng trong ca hát, để tạo được âm thanh như mong muốn người hát phải vận dụng ý thức để điều chỉnh hơi thở, sao cho hơi không ra ồ ạt mà thật ít, tiết kiệm và nhẹ nhàng, đó chính là động tác ghìm hơi. Biểu hiện của cảm giác ghìm hơi là ta cảm giác khoang trung tâm lồng ngực hơi căng. Kéo dài trạng thái căng nhẹ ở khoang trung tâm lồng ngực cho đến câu hát đó là động tác ghìm hơi.

hoi-tho-dung
Tùy thuộc vào yêu cầu thể hiện câu hát mà ta điều chỉnh mức độ ghìm hơi thở khác nhau.

Ghìm hơi nhẹ khi hát những câu hát có giai điệu bình ổn, yêu cầu âm thanh nhẹ nhàng, đều đặn, liên tục. Ghìm hơi nhẹ sẽ tạo ra một áp lực hơi nhỏ, không tạo cho ta cảm nhận rõ về sự căng cứng ở khoảng trung tâm lồng ngực khi hát.

Ghìm hơi mạnh có thể hiểu là cách ghìm hơi tích cực, ghìm hơi chặt… được sử dụng khi hát những quãng nhảy xa. Khi hát nhưng âm cao ngân dài hay khi thể hiện những đoạn cao trào vơi nhưng âm cao liên tục,… Ghìm hơi mạnh sẽ tạo ra một áp lực hơi lớn, và cho ta cảm nhận rõ nét phần ngực dưới. Và cơ bụng hơi căng cứng, bụng được ép nhẹ vào phía trong. Khi hát ở âm khu cao, cần phải ghìm hơi tích cực hơn so với hát ở âm khu khác. Như vậy sẽ tạo cho tiếng hát có độ đầy đặn, vang xa và thanh thoát.

Đẩy hơi thở:

Trong ca hát đẩy hơi là thao tác cuối cùng trong quy trình sử dụng hơi thở và được thực hiện sau thao tác lấy hơi và ghìm hơi. Mức độ đẩy hơi tương quan với mức độ ghìm hơi. Đẩy hơi càng mạnh bao nhiêu thì cần phải ghìm hơi tích cực bấy nhiêu.

Trong ca hát, không nên “máy móc” việc đẩy hơi cần phải như thế nào, mà nên ý thức việc ghìm hơi và tạo âm thanh ra sao.

Âm thanh phát ra đạt yêu cầu nghĩa là người hát đã thực hiện tốt việc đẩy hơi. Vì vậy quá trình luyện phát âm thanh chính là quá trình luyện đẩy hơi. Tuy nhiên, trước khi tập luyện đẩy hơi với âm thanh. Thì học viên cần phải có bước làm quen với cảm giác đẩy hơi bằng những bài tập không có âm thanh.

hoi-tho

Việc thực hiện các thao tác lấy hơi, ghìm hơi hay đẩy hơi. Đều phụ thuộc vào những yếu tố như: độ dài ngắn của câu hát, yêu cầu biểu đạt sắc thái tình cảm của bài hát sử dụng âm khu giọng hát… Vì vậy mà khi thực hiện từng thao tác này. Cần phải xem xét đến tính hợp lý trong từng yêu cầu cụ thể.

Nếu hát ở âm khu cao là kết hợp giữa việc ghìm hơi và đẩy hơi thở tích cực. Thì hát ở âm khu trung và âm khu trầm gần như không có sự đẩy hơi và ghìm hơi. Nên hát tự nhiên cho tiếng hát có độ vang dần.

Trong dạy học thanh nhạc, hơi thở luôn là vấn đề được quan tâm trước tiên.

Hơi thở là tiền đề giúp người học nắm bắt và thực hiện tốt các kỹ thuật khác. Nếu người học biết sử dụng hơi thở hợp lý. Sẽ tạo thuận lợi cho việc phát âm. Hát chính xác cao độ. Hát rõ lời và tạo hiệu ứng cộng minh một cách dễ dàng. Hơi thở còn góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát. Khi hát, nếu ta lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ sẽ tạo ra sự biểu cảm trong âm nhạc. Giúp người nghe hiểu được nội dung, hình tượng của bài hát. Có thể nói, hơi thở như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Dẫn dắt và chi phối mọi hoạt động ca hát. Hơi thở chính là tiền đề cho sự thành công trong nghệ thuật ca hát.

Với những giải pháp cụ thể đã đề cập trên đây. Chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ trong việc rèn luyện hơi thở cho học viên. Nhằm giúp các bạn biết cách sử dụng hơi thở để thúc đẩy quá trình phát triển giọng hát. Giúp các bạn thể hiện được tốt những thể loại bài hát khác nhau.

Xem thêm các bài viết khác:

Biết ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ THE SUN SYMPHONY!


 

tap-luyen-thanh-nhac

THE SUN SYMPHONY

“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
KÊNH TRUYỀN THÔNG
HÀNH TRÌNH HỌC VIÊN
Nhận thông tin cập nhật mới nhất​
Đăng ký nhận bản tin hàng tuần của THE SUN SYMPHONY
THAM GIA NGAY!

Subscribe to our bi-weekly newsletter with stories from our latest adventures and the travel tips