Luyện tập thanh nhạc.
Vấn đề quan tâm khi tập bài hát trong luyện tập thanh nhạc.
Với đặc thù về khả năng của học viên THE SUN SYMPHONY. Vì thế khả năng tiếp cận những kỹ thuật cơ bản cũng sẽ khác nhau. Nếu giảng viên không để ý! Giao bài quá khó sẽ dẫn đến tâm lý lo sợ, hoang mang trong học viên. Và còn gây nên những “cố tật” đáng tiếc trong quá trình luyện tập kỹ thuật cơ bản.
Trên thực tế giảng dạy học viên THE SUN SYMPHONY. Rất nhiều học viên phát âm không chuẩn giữa phụ âm “L” và phụ âm “N”. Thậm chí là hiểu sai cả trong chính tả.
Ví dụ:
Câu hát “Làng tôi xanh bóng tre” trong bài hát Làng tôi sáng tác của Văn Cao, thì hát thành “Nàng tôi xanh bóng tre”.
Câu hát “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội” trong bài hát Hà Nội một trái tim hồng sáng tác của Nguyễn Đức Toàn, thì hát thành “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Lội”
Vì vậy, trong thời gian đầu tiếp cận kỹ thuật cơ bản. Giảng viên phải phát hiện kịp thời. Và đưa ra bài tập luyện cho việc phát âm “L” và “N” cùng với khả năng tiếp cận. Những kỹ thuật cơ bản lựa chọn và giao bài phù hợp. Nếu trong thời gian đầu mới học, học viên chưa hoàn toàn sửa được, giảng viên giao bài có quá nhiều phụ âm mà học viên vướng mắc, sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến sự tự tin xử lý tác phẩm.
Ta có thể cho học viên luyện tập bài hát trong luyện tập thanh nhạc ở nhà thông qua bài tập sau:
Lúng la, lúng liếng là con “thia lia”
Núng na, núng nính là con “lợn lòi”
Ai ơi ! nói ngọng người cười
Là người không ngọng, cho người không chê
Căn cứ vào khả năng biểu hiện của học sinh (âm vực, âm sắc, các kiến thức chung về âm nhạc).
Đây là vấn đề rất quan trọng, vì giao bài phù hợp với những biểu hiện trên sẽ giúp cho học viên tự tin hơn, phát huy được hết những khả năng của mình trong quá trình luyện tập và phát triển kỹ thuật.
Căn cứ vào chất liệu âm nhạc mà tác giả đã sử dụng để viết bài hát đấy.
Ví dụ: bài hát Chiếc khăn Piêu của nhạc sĩ Doãn Nho khai thác chất liệu âm nhạc, nghệ thuật nào? Có phù hợp với chất giọng và khả năng của học viên A, hay học viên B hay không?
Căn cứ vào kiến thức, tư duy âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, nhận thức và hiểu biết về con người và xã hội của học viên để lựa chọn và giao bài.
Ví dụ: hai bài hát cùng tên phổ thơ Xuân Quỳnh là Thuyền và Biển. Với bài hát của Hữu Xuân được viết ở giọng trưởng (giai điệu trong sáng, khoẻ khoắn), nội dung của bài hát muốn nói lên tình yêu đôi lứa của lứa tuổi còn trẻ (có những đêm vô cớ Biển ào ạt xô Thuyền…). Còn với bài hát của Phan Huỳnh Điểu được viết ở giọng thứ (giai điệu êm ả, sâu lắng), nội dung của bài hát muốn nói lên tình yêu đôi lứa của lứa tuổi đã chính chắn.
Nếu với một học viên mới học hát: với tuổi đời đang còn ít, tư duy âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, nhận thức về tình yêu chưa sâu sắc. Mà ta giao bài hát của Phan Huỳnh Điểu. Thì học viên đó sẽ không đủ cảm nhận để thể hiện tốt bài hát đó.
Như vậy, vấn đề đặt ra lúc này là ta nên giao bài hát của nhạc sỹ Hữu Xuân thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình luyện tập.
Căn cứ vào bài hát ấy dành cho giọng nam hợp hơn hay giọng nữ hợp hơn hoặc cả hai loại giọng?
Bài hát dành cho giọng nam cao, nữ cao hợp hơn hay nam trung, nam trầm, nữ trung nữ trầm.
Quá trình dạy học môn thanh nhạc là quá trình kết hợp giữa dạy và học. Chính vì vậy, khi lựa chọn và giao bài nếu giảng viên biết kết hợp giữa sở thích, mong muốn của học viên cùng với tất cả những yếu tố trên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Học thanh nhạc để làm gì và những nguyên nhân chính.
- Trường dạy thanh nhạc uy tín, chất lượng tại Bình Thạnh
- Những cách tự học thanh nhạc tại nhà mà bạn chưa biết.
- Bí mật những điều bạn chưa biết về thanh nhạc ứng dụng.
- Bật mí những cách học thanh nhạc hiệu quả tại lớp học.
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”