Thanh nhạc là
Thanh nhạc là gì và khái quát kỹ thuật thanh nhạc.
Thanh nhạc là gì?
Thanh nhạc Nghệ thuật ca hát ra đời cùng với sự xuất hiện tiếng nói của loài người. Khi con người biết trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ. Cũng là lúc họ đã biết biểu hiện tình cảm của mình bằng âm nhạc – ca hát.
Cụm từ thanh nhạc có gốc từ Hán Việt: Có thể hiểu thanh là âm thanh của con người. Nhạc là âm nhạc, nghĩa là âm nhạc của giọng hát con người. Và thanh nhạc có thể hiểu là ca hát. Khái niệm về thanh nhạc đã được đề cập ở rất nhiều công trình nghiên cứu.
Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có viết: Thanh nhạc là “Âm nhạc biểu hiện bằng giọng hát, phân biệt với khí nhạc (do nhạc khí phát ra)”
Tựa như quan điểm trong Từ điển tiếng Việt, giáo trình Phân tích tác phẩm âm nhạc của GS. TSKH Phạm Lê Hòa cũng nêu: “Trong nghệ thuật âm nhạc, một cách phân loại cho hai lĩnh vực là: Thanh nhạc (tức là âm nhạc cho các giọng người) và khí nhạc (là âm nhạc cho các nhạc cụ)”.
Trong cuốn Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc của Đào Trọng Từ – Đỗ Mạnh Thường và Đức Bằng, NXB Văn hóa năm 1984 có viết: “thanh nhạc là âm nhạc được thể hiện bằng giọng người”.
Theo PGS. NSND Nguyễn Trung Kiên.
Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ. Tuy là âm nhạc, nhưng cơ quan tạo nên giọng hát của con người. Khác xa với những nhạc cụ bình thường. Có thể gọi là một nhạc cụ sống với sức mạnh biểu hiện lớn lao. Khả năng phổ cập rộng rãi. Đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thống nhất với quan niệm các tác giả nêu trên. Về thanh nhạc là âm nhạc của giọng hát (ca hát). Hay nói cụ thể hơn là nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Được thể hiện thông qua giọng hát của con người. Khác với khí nhạc – loại âm nhạc viết cho các nhạc cụ diễn tấu.
Nghệ thuật ca hát là một phương tiện giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Về nguồn gốc của thanh nhạc ca hát, có khá nhều ý kiến cho rằng thanh nhạc ra đời trước tiên trong nghệ thuật âm nhạc: Cuốn Những vấn đề cơ bản của phương pháp thanh nhạc của tác giả người Nga L.V. Dmitriev do Hồ Mộ la dịch đã viết ý kiến của nhà nghiên cứu V. Vasina Grosman: “Thanh nhạc, tức âm nhạc có lời ca, là loại hình lâu đời nhất của nghệ thuật âm nhạc. Nó cùng tuổi với tiếng nói của loài người” . Trong cuốn Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Trần Ngọc Lan viết: Ca hát sinh ra từ ngôn ngữ, là nghệ thuật gắn liền với ngôn ngữ.”
Như vậy, ca hát có cội nguồn từ tiếng nói của con người, ra đời cùng với tiếng nói của con người. Trong tiếng nói có độ trầm bổng, cao thấp khác nhau, là cơ sở để hình thành nên tuyến độ cao trong âm nhạc. Tiếng nói còn có cả nhịp điệu (độ nhanh chậm), sắc thái, ngữ điệu (các dạng biểu cảm), cường độ (độ mạnh nhẹ)… là những yếu tố hình thành nên giai điệu của bài hát.
Kỹ thuật thanh nhạc.
Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) nêu: kỹ thuật là “tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người”. Dựa theo định nghĩa của từ điển, ta có thể hiểu kỹ thuật thanh nhạc là những phương pháp, phương thức sử dụng trong lĩnh vực ca hát. Trong nghệ thuật ca hát, kỹ thuật thanh nhạc là bệ đỡ, là nền tảng cho sự sáng tạo để người hát biểu đạt những rung cảm, cái đẹp, tâm tư, tình cảm và khát vọng của con người.
Theo PGS. NSND. Nguyễn Trung Kiên.
Kỹ thuật thanh nhạc là công việc hoàn thiện mọi mặt của giọng hát và nắm vững những thói quen đúng khi hát. Công việc này được gọi là luyện giọng, bao gồm: biết điều khiển giọng hát với những chức năng cộng minh, nắm vững cách vận dụng hơi thở phù hợp… phát triển kỹ thuật thanh nhạc luôn gắn liền với kỹ thuật hát legato, staccato, passage, diminnuendo, trillo…
Khái niệm về kỹ thuật trong Từ điển tiếng Việt nêu ra mang tính khái quát cho nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực thanh nhạc đã được tác giả Trung Kiên chỉ ra cụ thể là công việc luyện giọng, bao gồm: hơi thở, cộng minh, các kỹ thuật hát legato, staccato, passage, diminnuendo, trillo…
Một giọng hát có được chất giọng bẩm sinh hay đến bao nhiêu, tuyệt vời đến cỡ nào đi chăng nữa thì cũng phải được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc để hoàn thiện giọng hát, phát triển về kỹ thuật thanh nhạc.
Một giọng hát đẹp mới chỉ dừng lại có tố chất, còn muốn giọng hát hay thì phải cần đến người thầy có kinh nghiệm dạy để phát triển giọng hát thông qua luyện tập kỹ thuật thanh nhạc, từ đó trở thành giọng hát hoàn hảo. Nhiệm vụ rất quan trọng đối với người hát và học hát đó là luôn phải luyện tập kỹ thuật thanh nhạc để hoàn thiện giọng hát và duy trì lâu dài. Người học hát phải chú ý đến công việc đầu tiên là học luyện thanh qua các mẫu âm từ đơn giản đến phức tạp và tập các kiểu kỹ thuật khác nhau (legato, staccato, passage…).
Tiếp theo, học các bài hát vocalise.
Thông qua các kỹ thuật đã được học để áp dụng vào bài hát vocalise. Sau đó áp dụng kỹ thuật thanh nhạc vào các tác phẩm. Từ dễ đến khó như: các ca khúc, romance, aria, dân ca, các tác phẩm tiền cổ điển, cổ điển, đương đại… Phù hợp với từng giọng hát khác nhau. Đồng thời, với quá trình thực hiện các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản. Để xây dựng một giọng hát chuyên nghiệp bao gồm: hơi thở thanh nhạc; tư thế khi hát; vị trí âm thanh; điểm tựa âm thanh, âm vực; âm khu giọng hát; cộng minh, khẩu hình, âm sắc…
Trong quá trình học tập kỹ thuật thanh nhạc.
Để có thể chủ động giải quyết mọi yêu cầu biểu hiện của tác phẩm. Nhiệm vụ của người ca hát là phải nắm vững các cách hát và các kỹ thuật về âm thanh. Những kỹ thuật cơ bản của thanh nhạc này là bắt buộc người ca sĩ phải nắm được và ra sức dày công luyện tập. Biết luyện tập, biết hát tốt những cách hát kỹ thuật khác nhau đó, nắm vững những yêu cầu kỹ thuật đó là cơ sở để người hát có thể chủ động áp dụng và giải quyết mọi yêu cầu biểu hiện của tác phẩm đặt ra.
Xem thêm các bài viết khác:
- Thanh Nhạc Có Thực Sự Phù Hợp Với Mọi Lứa Tuổi.
- Tôi không có cảm âm, cảm nhịp thì có học thanh nhạc được không?
- 5 điều bạn cần lưu ý khi luyện thanh tại nhà để có hiệu quả.
- 9 điều bạn cần cân nhắc khi luyện thanh online để đạt hiệu quả.
- Bật mí biện pháp giúp bé của bạn học thanh nhạc, học hát tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”