Âm nhạc và thanh nhạc với sự phát triển của bé.
Âm nhạc và thanh nhạc với sự phát triển của bé khi còn ở trong bụng mẹ.
Có thể thấy vai trò của âm nhạc đối với đời sống xã hội. Là thiết yếu và quan trọng đặc biệt đối với trẻ. Nó không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần. Mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở mỗi em.
Khi nghe nhạc, sự chú ý quan sát, lắng nghe, sự nhạy bén về thị giác và thính giác ở trẻ được tăng cường.
Tiếp xúc với âm nhạc trẻ còn được rèn luyện một số kĩ năng. Về giao tiếp, kĩ năng vận động, hợp tác… Qua các bài hát. Trẻ còn được rèn luyện phát âm một cách chính xác hơn. Để từ đó mở rộng vốn từ trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Âm nhạc còn giúp cho trí tưởng tượng ở trẻ càng trở nên phong phú đa dạng hơn.
Theo một số tài liệu đã chỉ ra rằng. Những đứa bé khi còn ở trong bụng mẹ đã có biểu hiện đối với âm nhạc.
Và hơn nữa chúng có thể cảm nhận âm nhạc sau khi sinh. Từ khi còn là thai nhi. Cơ quan thính giác cũng đã khá nhạy cảm. Những âm thanh từ cơ thể người mẹ như tiếng thở, nhịp đập của tim, tiếng mẹ nói hoặc các âm thanh khác từ bên ngoài . Đều có thể kích thích các cơ quan đặc biệt là cơ quan thính giác của thai nhi. Đến khoảng 28-32 tuần tuổi. Thai nhi đã có thể có những phản ứng, cử động nhẹ nhàng đối với sự kích thích của âm thanh từ bên ngoài.
Khi tiếp xúc với các loại âm thanh từ khi còn trong bụng mẹ.
Bé cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy cảm và sở thích âm nhạc của trẻ sau này. Mặc dù thai nhi chỉ có thể nghe được những âm thanh đơn giản. Có tần số sóng âm thấp. Và cũng có thể các âm thanh đó không phản ánh đúng với âm thanh thực. Do sóng âm khi truyền qua nước ối (giống như khi ta nghe âm thanh dưới nước). Tuy vậy, bé vẫn có thể nhận ra đường nét giai điệu. Và tiết tấu của lời nói hoặc âm nhạc và trở thành những âm thanh gần gũi quen thuộc.
Một vài kết quả nghiên cứu cho thấy các bé tỏ ra thích thú hơn.
Với ngữ điệu của những câu chuyện được mẹ nhắc lại nhiều lần thành tiếng trong những tháng cuối
của thai kì. Các em bé sơ sinh có khả năng nhận ra giọng nói của cha mẹ mình. Do sự yêu thương ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy, có thể nói khi vừa được sinh ra. Các em bé đã có sự nhạy cảm nhất định đối với âm thanh. Đây có thể coi là nền tảng chuẩn bị. Cho những trải nghiệm âm nhạc của bé sau này. Và cũng chính là vấn đề mà bài báo muốn đề cập tới.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Đôi nét về dòng nhạc giao hưởng mà có thể bạn chưa biết?
- Dòng nhạc trẻ hát như thế nào là cảm xúc nhất với người nghe.
- Những giọng ca vàng trong dòng nhạc đỏ mà có thể bạn chưa biết.
- Ngành thanh nhạc và những vấn đề bạn có thể chưa biết về nó.
- Học thanh nhạc để làm gì và mục đích của việc học thanh nhạc.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”