Tự học hát.
Tự học hát và cách bảo vệ sức khỏe của người ca hát.
Dù là ca sĩ chuyên nghiệp hay bất kì ai hoạt động nghệ thuật thanh nhạc đều có thói quen này. Đó là luôn quan tâm đến việc bảo quản và bảo vệ thanh sắc của mình.
Một số người có năng khiếu và giọng hát tốt nhưng không phát triển được tài năng một cách hiệu quả. Ngược lại, có những người năng khiếu không nhiều nhưng rất thành công. Lí do là vì sao?
Hãy đến với chia sẻ tuần này của The Sun Symphony nhé!
Chuyên mục Tự học hát: Tiêu chuẩn hợp lí để bảo vê giọng hát
Trước hết, người ca hát phải có đủ sức khỏe “thanh nhạc”. Đó là:
Bộ phận hô hấp: Đường hô hấp, phổi, khí quản, …
Bộ phận phát âm: thanh quản
Bộ phận nhã chữ: môi, miệng, răng, lưỡi,…
Bộ phận cộng hưởng: Các khu vực xoang mặt, má, trán hàm và đỉnh đầu,…
Và rèn luyện các bộ phận này chính là mấu chốt giọng hát của chúng ta . Các bộ phận này yêu cầu phài thật khỏe mạnh, dẻo dai, kiên cường. Bộ máy càng khỏe thì giọng hát sẽ cực kì khỏe
Ngoài ra người làm công tác nghệ thuật đòi hỏi phải có sự nhanh nhẹn và năng động. Mắt sang, tai thính, trí nhớ tốt, sức khỏe tốt. Vậy nên việc rèn luyện và giữ gìn sức khỏe là cực kì cần thiết. Như:
Chế độ ăn uống hợp lí
Chế độ tập luyện thể dục thể thao
Các hoạt động rèn luyện và nuôi dưỡng tinh thần
…
Là cực kì cần thiết!
Hãy cùng đến với phần 1 của chuyên mục Tự học hát cùng The Sun Symphony:
Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe:
Một giọng hát khỏe mạnh chỉ tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh. Thật vậy, cơ thể phải luôn khỏe mạnh thì tự học hát mới thực sự đạt hiệu quả cao. Muốn được như thế, phải đặt ra chế độ sinh hoạt hằng ngày. Lưu ý: Chế độ phải được kiểm soát đều đặn và đo lượng liên tục./
Chế độ sinh hoạt
Phải tuân theo một chế độ sinh hoạt nhất định. Tròng đó, giờ nào việc nấy, sắp xếp khoa học. Giữ đúng qui định nhằm bảo vệ sức khỏe lâu dài
Phải đảm bảo ngủ 8-9h/ngày để bảo vệ giọng hát của mình. Cho dù bạn có là ca sĩ chuyên nghiệp hay đắt show thế nào đi chăng nữa.
Công việc liên tục dễ dẫn đến căng thẳng hệ thần kinh. Lúc này dễ gặp trường hợp mất ngủ. Nếu ngày hôm sau lại biểu diễn tiếp người diễn viên vẫn phải luyện thanh. Hãy luyện tạp bổ trợ them với 3 thói quen sau:
Ngủ trưa 30-45’ và chợt mắt một lát trước giờ luyện 2h
Sau đó đi bộ một lát cho cơ thể khởi động
Hạn chế cười nói to, phung phí giọng hát
Rèn luyện thân thể:
Ảnh hưởng của sự kích thích bên ngoài đối với cơ thể có nhiều dạng. Bao gồm: Không khí, ánh sang, nhiệt độ v.v
Nếu như bị kích thích của không khí lạnh sẽ dễ gây cảm.. Biện pháp tích cực nhất đề phong chống cảm là rèn luyện dần từng bước cho cơ thể thích ứng, làm quen với kích thích lạnh, tạo cho cơ thể khả năng chống lại.
Tự học hát sẽ cực kì hiệu quả với những thói quen sau:
Mỗi ngày dùng nước muối pha loãng súc họng, xông mũi vào buổi sang sớm và tối
Không nên tắm nắng, đi nắng trong lúc bụng đói hoặc vừa ăn cơm xong
Nhà cửa, môi trường sinh hoạt gọn gang, thoáng đãng
Đeo khẩu trang khi đi đường xa
Không nên tập hít thở lúc đói hoặc sau khi ăn no
Không nên cười nói nhiều trong khi trời lạnh, có gió. Sau bữa ăn nên nghỉ ngơi, không nên đi bộ ngay.
…
Xem thêm các bài viết khác:
- Sự phân hóa của nhạc truyền thống trong thời kỳ Pháp thuộc.
- Mặt nghệ thuật của nhạc tài tử và ảnh hưởng của chúng.
- Mặt nghệ thuật của nhạc tài tử và ảnh hưởng của chúng.
- Bí mật thế nào được xem là một giọng ca cải lương hay.
- LUYỆN THI NHẠC VIỆN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”