Tự học thanh nhạc
Bí quyết tự học thanh nhạc để có giọng hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp
Bạn đam mê ca hát, bạn thích thú khi gửi gắm cảm xúc của mình! Vào những ca từ và muốn truyền tải trọn vẹn nó đến cho người nghe?
Bạn thích được tự tin trình diễn trên sân khấu?
Bạn đang rất nỗ lực tập luyện và trau dồi các kiến thức thanh nhạc và âm nhạc tại nhà nhưng hiệu quả không cao! Bạn đang gặp khó khăn gì?
Có phải do lộ trình tự học thanh nhạc tại nhà của bạn chưa được rõ ràng và cụ thể đúng không?
Ngày nay với xu hướng âm nhạc đang ngày càng trở nên thịnh hành đặc biệt là trong giới trẻ. Mong muốn có một giọng hát hay, khỏe và truyền cảm không còn là mơ ước của riêng ai. Thậm chí có bạn ngay từ nhỏ đã xác định được con đường đi của mình là thành ca sĩ.
Để thực hiện đam mê, có bạn tự học hát theo các clip nhạc, có bạn tự học hát qua dàn karaoke.
Bạn khác có điều kiện hơn thì đi đến các công ty, trung tâm dạy hát, dạy thanh nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cho dù bạn tập hát theo cách nào thì để có giọng hát như ý thì việc tự học thanh nhạc là điều cần thiết và quan trọng nhất. Do đó, để có thể tự luyện thanh hiệu quả thì bạn nên biết các bí quyết sau bạn nhé.
Luyện hơi thở
Đầu tiên để có thể học thanh nhạc tốt, bạn cần phải biết cách sử dụng và kiểm soát hơi thở của mình. Hãy bắt đầu bằng việc hít thở đúng cách, cảm nhân như thế nào là một làn hơi sâu, một làn hơi đáy phổi, cảm nhận sự vận hành của cơ hoành. Sau đó tiến đến việc giữ hơi, nén hơi và xử lý hơi.
Sẽ khá khó khăn cho các bạn mới bắt đầu tập hơi thở. Vì đa phần các bạn đều đang sử dụng làn hơi cạn để hô hấp hằng ngày. Nhưng đừng quá lo lắng nhé! Bởi vì thực chất chúng ta đã có làn hơi sâu này từ khi mới sinh ra rồi. Và chỉ là do quá trình lớn lên và sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không nắm rõ những kiến thức này nên hơi thở của chúng ta dần bị thay đổi đi thôi. Ở bước bắt đầu này sẽ hơi mất thời gian một chút, nhưng hãy thật kiên nhẫn, tập thật chậm để cảm nhận lại làn hơi này nhé.
Các bạn có thể nằm xuống tập để cảm nhận rõ rệt hơn. Đặt một cuốn sách hoặc một chiếc điện thoại lên phần bụng trên và bắt đầu hít thở. Khi hơi đi vào vật chúng ta đặt sẽ được đẩy lên và ngược lại sẽ hạ xuống khi hơi đi ra. Đấy chính là sự vận hành của cơ hoành, là hơi đáy phổi đấy.
Luyện cách mở khẩu hình
Qui tắc khi hát là phải chắc chữ, tròn vành rõ chữ, đây là điều bắt buộc. Khi hát bạn cần phải hát thật rõ chữ thì cảm xúc bạn truyền tải trong bài hát mới có thể đến với người nghe một cách trọn vẹn nhất.
Luyện cách mở Thanh quản
Đây là kỹ thuật quan trọng mà bất kì người học nào cũng cần phải luyện tập
Để luyện mở thanh quản, bạn đứng trước gương và thực hiện ấn lưỡi lõm xuống để tạo thành hình chữ U. Thực hiện lặp đi lặp lại trước khi luyện thanh nhạc và sau khi lấy hơi. Việc này sẽ giúp bạn có được một giọng hát cao và bền hơn. Hạn chế tối đa hiện tượng bị ngắt quãng hoặc bị vỡ giọng khi lên nốt cao.
Luyện thanh:
Đây có thể coi là bài tập kết hợp của những bài tập trên. Bằng cách sử dụng hơi thở và cách mở khẩu hình, mở thanh quản để tạo âm thanh. Hãy bắt đầu bằng những nguyên âm A, O, E, I, U, sau đó ráp thêm phụ âm M, N, L vào hoặc thay đổi các mẫu âm đều và âm nảy. Như thế là chúng ta đã có vô vàn mẫu luyện thanh để rồi đúng không nào?
Lưu ý: trên đây chỉ là cách học thanh nhạc hiệu quả. Còn những kiến thức thanh nhạc cụ thể và rõ ràng hơn các bạn cần tìm hiểu. Tuy nhiên học thanh nhạc cần phải có người hướng dẫn và kèm cặp để có thể định hướng tốt hơn. Vậy nên yếu tố quyết định cách học thanh nhạc hiệu quả! Là cần phải có người có chuyên môn hướng dẫn, kết hợp với kế hoạch tập luyện rõ ràng. Và sự nỗ lực của các bạn. Việc có thể tự tin hát tốt và trình diễn trên sân khấu sau 3 tháng là thật sự không hề khó! Cho dù đó là với người mới bắt đầu!
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”