Tự học thanh nhạc cơ bản
Tự học thanh nhạc cơ bản hiệu quả qua các phương pháp sau.
Luyện cách mở khẩu hình để hát tròn chữ hơn
-Luyện cách mở khẩu hình là phương pháp không khó. Có bạn do tập hát nhiều lần mà mở khẩu hình đúng chuẩn lúc nào không hay. Tuy nhiên, khi mới tập hát thì bạn cũng nên học cách mở khẩu hình đúng để rút ngắn thời gian tập luyện cũng như mang lại hiệu quả cao hơn và hát hay hơn.
-Mở khẩu hình chính là một trong các kỹ năng quan trọng giúp bạn hát tròn vành và rõ chữ. Ngoài ra, khi đã mở khẩu hình tốt thì bạn cũng biết cách lấy hơi và nhả chữ đúng hơn. Để làm được điều này, khi hát bạn phải mở rộng miệng, phát âm từng chữ thật rõ ràng. Tuy nhiên, không phải cứ mở miệng càng to thì càng hát hay. Mà độ mở khẩu hình còn phụ thuộc vào âm điệu, câu hát. Do đó, khi tự luyện thanh nhạc tại nhà thì bạn cũng nên nhớ đừng mở khẩu hình quá rộng. Việc mở khẩu hình quá rộng, quá lâu dễ khiến quai hàm bị cứng và mỏi. Từ đó việc tập luyện bị ảnh hưởng và không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Luyện cách mở thanh quản để hát hay hơn
-Mở thanh quản tốt không chỉ giúp bạn hát cao mà còn giúp bạn hát bền hơn, dài hơi hơn. Khi thanh quản mở đúng cách thì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp vấn đề thiếu hơi khi lên cao.
-Do đó, để có giọng hát cao, bạn phải thưởng xuyên tập mở thanh quản theo cách sau. Đầu tiên bạn đứng trước một chiếc gương. Khoảng cách từ bạn đến gương khoảng 1 cánh tay. Sau đó bạn mở miệng to ra, ấn lưỡi xuống sao cho khi nhìn vào miệng thấy giống hình chữ U và nhìn thấy lưỡi gà là bạn đã thực hiện đúng cách. Thực hiện cách này nhiều lần sẽ giúp bạn nhanh chóng hát được các câu cao cần hơi dài.
Tập thở để có hơi dài hơn
-Tập lấy hơi bụng, nói cách khác là hơi đáy phổi, giữa phổi và bụng có một loại cơ mà người ta gọi là cơ hoành. Khi hơi xuống đáy phổi cơ hoành sẽ bị đẩy xuống dưới phần bụng làm cho phần bụng phình ra, ở Việt Nam chính vì vậy mà người ta hay hiểu nhầm là hơi bụng.
-Bạn tập lấy hơi bằng cả mũi và miệng. Vì nếu đơn giản chỉ lấy hơi bằng mũi thì khi lấy hơi sẽ bị chậm lúc cần cho những câu hát nhanh hay nhịp bài hát nhanh sẽ rất khó xử lý, còn nếu lấy riêng hơi miệng thì bạn sẽ bị khô cổ. Sau khi lấy được hơi đáy phổi việc tiếp theo bạn nên làm là giữ và thổi hơi thật điều, chậm và cố gắng thổi ra lâu để hơi càng dài và càng khỏe.
Luyện âm để hát tròn, rõ chữ hơn
-Luyện âm là phương pháp quan trọng trong quy trình tự học thanh nhạc tại nhà. Để luyện âm chuẩn thì bạn phải luyện bài tập ngụp nước và phát âm 2 âm “a” và “i”. Hai âm này là những âm phổ biến trong các bài hát. Âm “a” là âm dễ phát âm nhất, còn âm “i” là âm khó phát âm nhất.
-Để thực hiện bài tập này, đầu tiên, bạn lấy một chậu nước sạch và đặt lên ghế cao sao cho khi gập người xuống thì vừa tầm 1 góc trên dưới 90. Sau đó bạn lấy một hơi thật sâu rồi ngụp mặt vào trong chậu nước. Sau khi ngụp mặt thì bắt đầu phát ra câu nói, câu hát có âm “a” hoặc “i”. Hoặc đơn giản thì chỉ cần phát âm “a” hoặc “i” thôi cũng được. Bài tập này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn hơn, hơi dài hơn, tròn và rõ chữ hơn.
Xem thêm các bài viết khác:
- Những cách học thanh nhạc nhanh và hiệu quả nhất 2019!
- Lớp thanh nhạc cho người lớn tại THE SUN SYMPHONY có gì?
- Tự luyện thanh nhạc tại nhà hiệu quả với 5 mẹo hay sau!
- Khóa học thanh nhạc tphcm và những lưu ý khi học thanh nhạc!
- Luyện thanh nhạc để làm gì? Mục đích của việc luyện tập thanh nhạc.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”