Tự luyện thanh nhạc.
Hãy bắt đầu với âm khi tự nhiên khi tự luyện thanh nhạc.
Âm vực là độ rộng cao độ mà một người có thể phát âm được. Mặc dù nghiên cứu về âm vực rất ít ứng dụng thực tiễn trong những lĩnh vực về âm ngữ. Nhưng nó vẫn là một chủ đề nghiên cứu của ngôn ngữ học, âm ngữ bệnh học. Đặc biệt nó có liên quan đến việc nghiên cứu những ngôn ngữ có thanh điệu và một số rối loạn phát âm.
Ứng dụng lớn nhất của âm vực đó chính là trong thanh nhạc và ca hát. Ở lĩnh vực thanh nhạc, âm vực được sử dụng như một đặc điểm để xác định và phân loại giọng hát và chất giọng khác nhau của mỗi người.
Vậy trong thanh nhạc, âm vực được hiểu chính xác như thế nào?
Ở bộ môn thanh nhạc. Âm vực được định nghĩa một cách đơn giản. Chính là khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Mà mỗi người có thể phát ra. Âm vực thuận lợi chính là khoảng âm mà chúng ta sử dụng cực kì thoải mái. Mà không hề bị căng thẳng. Trong ca hát, mỗi bài hát đều có một quãng giọng nhất định. Và để có thể xử lí thoải mái một cá khúc. Thì đòi hỏi âm vực thuận lợi của bạn phải đủ rộng.
Bạn là một người đam mê ca hát, và rất thích chinh phục những nốt cao. Nhưng hãy bình tĩnh đã! Hãy tập luyện thật nhuần nhuyễn ở âm vực thuận lợi của mình trước nhé! Nếu bạn cân nhắc điều này cho quá trình tự luyện thanh nhạc của mình, chúng tôi chắc chắn bạn sẽ tiến bộ và nhảy bật một cách không ngờ đấy!
Bạn vẫn chưa hiểu rõ lí do tại sao đúng không nào! Hãy đến với 5 lưu ý dưới đây để quá trình tự luyện thanh nhạc của bạn trở nên tuyệt vời hơn nhé!
Tự luyện thanh nhạc – Lưu ý số 1:
Khi tự luyện thanh nhạc bạn cần phải lưu ý điều này! Các ca sĩ chuyên nghiệp cũng bắt đầu với một âm vực hết sức bình thường. Nhưng do quá trình học tập và tự luyện thanh nhạc hợp lí họ đã mở rộng âm vực của mình cũng như âm vực thuận lợi của mình để có thể thoải mái hơn khi xử lý các bài hát từ dễ đến khó.
Tự luyện thanh nhạc – Lưu ý số 2:
Các Giảng viên thanh nhạc thường sử dụng âm vực và màu giọng để xác định chất giọng các bạn học viên. Nếu bạn hiểu rõ được âm vực của mình, bạn có thể biết được mình có chất giọng như thế nào và âm sắc ra sao thì sẽ rất thuận lợi trong việc chọn bài hát phù hợp cho mình
Tự luyện thanh nhạc – Lưu ý số 3:
Có 4 âm vực chính: âm vực siêu cao( whisle register), giọng giả(falsetto register), modal(normal register(âm vực tự nhiên), vocal fry(âm vực trầm và siêu trầm). Thông thường, âm vực được xác định bởi modal register, là quãng giọng bình thường khi nói của chúng ta. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, để đánh giá cần phải bao gồm them những quãng giọng khác.
Tự luyện thanh nhạc – Lưu ý số 4:
Trong Opera, tất cả các nghệ sĩ phải trình diễn trước một dàn nhạc mà không có sự giúp đỡ của micro, do đó họ chỉ có thể hát ở âm vực gồm những nốt có thể nghe được rõ rang. Còn trong nhạc trẻ, âm vực của các ca sĩ lại gồm những nốt nghe được kết hợp với sự bổ trợ của micro
Tự luyện thanh nhạc – Lưu ý số 5:
Trong Opera, giọng phản nam cao(counter tenor) lại thường xuyên sử dụng quãng giọng giả(falsetto) và giọng nữ cao màu sắc(coloratura soprano) hay dùng quãng giọng headvoice ở những nốt cao nghe rất giống âm vực siêu cao(whisle register). Do đó, những kiểu giọng sẽ bao gồm những nốt trong các quãng giọng thuộc phạm vi âm vực của họ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì chỉ có các nốt mà ca sĩ có thể sử dụng được trong quãng giọng modal được tính vào khi xác định âm vực của ca sĩ đó.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Kỹ thuật thanh nhạc có làm thay đổi màu sắc trong giọng hát.
- Giáo trình cách học thanh nhạc tại nhà và cách để tập luyện hiệu quả.
- Luyện thi nhạc viện và những lưu ý bạn nên biết khi thi nhạc viện.
- Làm chủ hơi thở thanh nhạc cực kỳ đơn giản qua các bước sau.
- 5 cách luyện thanh nhạc cơ bản, cực kì đơn giản, cực kì hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”