Vocal resonance và những điều cần biết !
Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật, nhưng không hề thiếu sự kết hợp với khoa học. Các kỹ thuật thanh nhạc vận dụng nguyên lý hoạt động vật lý của cơ thể. Mà đưa việc sử dụng âm thanh của con người trở nên bài bản, chủ động và có chủ đích. Một trong những khái niệm chứng minh điều trên chính là khái niệm về Vocal resonance. Bài viết dưới đây xin chia sẻ về khái niệm Vocal resonance là gì và những điều cần biết về khái niệm này nhé.
Vocal resonance là gì?
Cộng hưởng là một khái niệm khá quen thuộc trong ca hát. Trong vật lý có hiện tượng gọi là “dao động cộng hưởng”, đó là khi 2 sóng cùng tần số giao thoa nhau tạo nên biên độ cực đại. Đó cũng là nguyên lý hoạt động của cộng hưởng trong thanh nhạc.
Cộng hưởng là trạng thái mà giọng hát phát ra được bồi đắp và hỗ trợ từ những bộ cộng hưởng.
Bạn có thấy khi hát trong không gian nhỏ, ít vật liệu hút âm (như nhà vệ sinh hay căn phòng không có đồ đạc gì nhiều chẳng hạn) sẽ thấy âm thanh vang hơn, hay cây đàn ghita cổ điển có thùng đàn rỗng…Tất cả đều chung 1 nguyên do, đó là khuếch đại âm thanh (hay cộng hưởng âm thanh), và làm âm thanh vang xa hơn, dày hơn, ấm hơn, làm cho những âm bass được trọn vẹn hơn.
Âm nhạc cổ điển cũng tận dụng nguyên lý này, họ sử dụng các hộp cộng hưởng bên trong cơ thể (các xoang) để tạo ra âm thanh với âm lượng khổng lồ và làm cho giọng hát truyền đến tai của khán giả ngồi ở xa nhất mà vẫn rõ ràng, trầm ấm.
Đó chính là Kỹ thuật “Cộng minh” hay cộng hưởng âm thanh (Vocal resonance)
Ngày nay, các hệ thống âm thanh hỗ trợ đã phổ biến, người ca sĩ không phải bắt buộc sử dụng kỹ thuật này, nhưng không có nghĩa là kỹ thuật Cộng minh không còn cần thiết nữa, bởi ngoài tăng âm lượng, Vocal resonance còn có vai trò sau:
Thứ nhất là (quan trọng nhất) tạo nên âm sắc:
âm thanh có cộng hưởng sẽ dày, vang, sáng hơn khi không có.
Bồi âm: vai trò dễ thấy nhất của cộng hưởng, bằng việc gia tăng tần số âm qua rung động có thể giúp ta dễ dàng thay đổi (thông thường là tăng) âm lượng của tiếng hát thoát ra. Biết cách rung giọng sẽ giúp ta hát lớn mà không phải tốn quá nhiều sức.
Điều chỉnh âm sắc: những chuyển động thay đổi đặc biệt của vùng miệng và họng cho ta khả năng biến đổi da dạng cách âm sắc: trong, khàn, mờ, có hơi, giả tiếng,…
Đây cũng là kỹ thuật được vận dụng để mở rộng quãng giọng của ca sĩ khi lên cao hay xuống thấp vẫn giữ được độ đẹp nhất định cho giọng hát.
Thứ 2 là tạo nên độ rung (vibrato).
Không phải lúc nào nhất thiết cũng phải rung giọng. Đặc biệt trong âm nhạc đương đại và nhạc tiếu tấu gấp thì đôi lúc không cần thiết. Nhưng ta không thể phủ nhận vai trò của vibrato: tạo cảm giác căng, chắc và liền mạch cho nốt nhạc. Những ca sĩ giỏi sẽ biết tiết chế và rung giọng phù hợp tạo cảm giác dễ chịu và mượt mà cho câu hát.
Các ca sĩ chuyên nghiệp tạo độ rung cho âm thanh bằng cách đập hơi vào vị trí cộn hưởng, chứ không rung bằng cổ họng hoặc hàm.
Bộ phận trên khu vực đầu giúp ta có thể “Cộng hưởng” được đó chính là các Xoang. Xoang là những khoảng rỗng trên hộp sọ người. Là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên giọng nói, giọng hát của mỗi con người.
Những điều cần biết về Vocal resonance
Các bộ phận tạo ra cộng hưởng trong luyện tập thanh nhạc
Yết hầu và miệng
Yếu hầu hay còn được biết đến là cổ họng, là một phần của cổ ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng và nằm trên thực quản và thanh quản. Họng chia làm ba phần: hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. Hầu mũi là lối đi từ phía sau hốc mũi đến cổ họng của bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm.
Hầu miệng là phần sau của cổ họng, mở lớn miệng nhìn vào gương bạn sẽ thấy phần này.
Thanh quản Có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua. Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.
Thanh quản là cửa vào thực quản đẫn đến dạ dày. Thực quản và miệng đều có thể co giãn linh hoạt nên đó là những vùng cộng hưởng lớn. Bạn có thể tác động vào giọng hát bằng cách mở rộng hàm, hạ lưỡi, thu giãn môi…. để thay đổi kích cỡ của vòm miệng.
Đây là bộ cộng hưởng quan trong nhất giữ vai trò quyết định âm sắc thoát ra: có thể dễ dàng tác động làm thay đổi chất giọng bằng co giãn khẩu hình, đánh lưỡi,..
Khoang miệng là nơi tạo cộng hưởng hiệu quả đứng thứ hai.
Ngực.
Ngực chưa phải là bộ phận tạo cộng hưởng tốt nhất, vì ngực có cấu tạo cứng, chứa nhiều bộ phận và thành phần cấu tạo của nó chứa nhiều thớ sợi hấp thu âm thanh. Những rung động âm thanh mà bạn cảm nhận khi hát ở âm vực thấp hoặc hát với âm lượng lớn thực chất là những rung động của sự kết hợp giữa thanh quản và thực quản của bạn.
Khoang mũi.
Hốc mũi của bạn tạo nên cảm giác cộng hưởng rất rõ ràng khi bạn hát. Khi đường đi của âm thanh từ lúc xuất phát và đi qua khoang miệng mà không bị nghẹn hay chặn lại, lên thẳng tới khoang mũi bạn sẽ cảm nhận được sự rung nhẹ ở khu vực hốc mũi.
Khoang mũi là nơi tạo cộng hưởng hiệu quả đứng thứ ba.
Các vị trí cộng hưởng
Các vị trí cộng hưởng: Là cộng hưởng ngực, cộng hưởng mũi, cộng hưởng miệng và cộng hưởng đầu. Đây là các là vị trí các hộp cộng hưởng mà khi bạn đưa luồng hơi đến đập vào đó. Âm thanh phát ra sẽ có màu sắc khác nhau. Và còn phụ thuộc vào cao độ của nốt mà sử dụng các vị trí khác nhau.
Cộng hưởng đầu:
Head Voice dùng để chỉ những âm thanh được phát ra ở âm khu cao, nhưng nghe vang, sáng và mạnh mẽ hơn Falsetto. (giọng giả thanh, giọng gió.. chủ yếu để hát nhẹ nhàng)
Khi hát với kỹ thuật Head Voice. Người hát có cảm giác phần nửa trên gương mặt có chút rung nhẹ, bởi vì khi đó, sóng âm va đập vào các hốc xương (xoang) giúp cho âm thanh được khuếch đại trở nên vang hơn to hơn, đồng thời, chúng ta sẽ có cảm giác rung ở vùng mặt, đặc biệt là ở hai bên gò má
Cộng hưởng miệng.
Được sử dụng cho màu giọng đàm thoại trong khi hát và kết hợp với cộng hưởng mũi. Nó tạo ra vị trí về phía trước hoặc cộng hưởng mặt nạ.
Mũi (cộng hưởng mặt nạ).
Luôn luôn được sử dụng ở tông hát ra tốt nhất. Ngoại trừ có lẽ ở tông đầu thuần hoặc ở âm lượng rất mềm.
Người ta nói âm thanh đó được đưa vào lớp “mặt nạ”. Trên xương vòm mặt có các hốc gọi là xoang phụ của mũi. Những xoang này ăn thông với nhau, được bao bọc bởi lớp niêm mạc có những dây thần kinh. Dây thần kinh này bị kích thích rung động tạo nên cảm giác đặc biệt gọi là cộng minh đầu..
Cộng hưởng mũi sáng, sắc nét và được sử dụng kết hợp với cộng hưởng miệng để tạo ra vị trí phía trước (cộng hưởng mặt nạ). Nhìn một cách tổng thể, nó thêm các âm bội mang lại sự rõ ràng và phóng đại cho giọng hát.
Cộng minh ngực là cảm giác rung vang ở lồng ngực.
Hiện tượng này xảy ra khi hát ở âm khu ngực. Nó chỉ xuất hiện khi thanh đới rung lên những âm trầm, do đó khi hát giọng giả không có cảm giác cộng minh ngực.
Cộng hưởng ngực thêm màu sắc phong phú hơn, tối hơn và sâu hơn cho cảm giác quyền lực, ấm áp và gợi cảm. Nó tạo ra một cảm giác về chiều sâu và kịch tính trong giọng nói.
Các cảm giác này đều quan trọng giúp người ca sỹ đánh giá được hoạt động của cơ quan phát âm đúng hay sai. Và điều khiển vị trí âm thanh theo cách họ muốn khi xử lý ca khúc.
Ngày nay, các dòng nhạc ngoài cổ điển hầu như đều hát với các thiết bị hỗ trợ âm thanh. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không sử dụng đến cộng hưởng.
Dù ở thể loại nhạc nào, bạn cũng nên có kết hợp vừa đủ sự cộng hưởng. Đương nhiên không đòi hỏi nhiều như các ca sĩ nhạc cổ điển. Nhưng như đã nói về vai trò của cộng hưởng ở trên. Việc tận dụng có chú đích kỹ thuật cộng hưởng âm này hỗ trợ vô cùng tốt cho người ca sĩ.
Tìm và khai mở các khoảng vang để sử sụng cộng hưởng
Đầu tiên, bạn phải vững hai kỹ thuật cơ bản là cột hơi và khẩu hình. Trước khi bắt đầu tìm vị trí âm thanh của mình. Nếu không, khi cố lên những nốt cao, khai mở các khoảng vang, làn hơi yếu ớt hay khẩu hình sai. Điều đó làm cổ họng gồng lên, khớp hàm đóng sẽ bóp nghẹt đường phát âm thanh của bạn. Hậu quả là thanh đới sẽ bị tổn thương.
Việc thành thục hai kỹ thuật cơ bản là cột hơi và khẩu hình. Sẽ rất tốt để giảng viên có thể hướng dẫn bạn di chuyển vị trí âm thanh liên tục. Khi hiểu được vị trí âm thanh, những khái niệm mixvoice, chestvoice,… sẽ trở nên đơn giản vô cùng.
Lấy hơi vào và nén hơi rồi sử dụng chuẩn xác. Thay vì bung quá nhiều hơi thiếu tập trung, kết hợp với khẩu hình đúng. Bạn sẽ tạo ra một giọng hát cộng hưởng rất mạnh mẽ và không bị căng thẳng.
Trong thanh nhạc, có một điều căn bản cốt lõi luôn phải ghi nhớ đó là mở khẩu hình dọc.
Việc mở khẩu hình không chuẩn xác, mở ngang hay gồng. Sẽ đều khiến cấu trúc bên trong khoang miệng bị đóng lại. Luồng hơi không có đường dẫn thông thoáng để đi đến các xoang. Điều này cản trở việc triển khai được vị trí âm thanh mong muốn.
Tóm lại, Vocal resonance là nói về sự cộng hưởng âm. Và mục đích của việc này là không chỉ đơn thuần giúp tăng âm lượng của giọng hát. Mà còn giúp cải thiện âm sắc. Một điều nữa là nó hỗ trợ mở rộng quãng giọng tự nhiên của bạn. Bạn có thể hát thấp hơn và cao hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được cái nhìn bao quát về Vocal resonance. Và những điêu bạn cần biết về cộng hưởng âm.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI” Xem thêm các bài viết khác