Cách học thanh nhạc.
Hát cao hơn chỉ sau 5 ngày với cách học thanh nhạc.
Quá trình luyện nốt cao của bạn đơn giản hơn rất nhiều khi bạn biết những mấu chốt sau đây.
Học hát không đơn thuần là bạn sẽ chỉ tập luyện từng bài từng bài. Mấu chốt của vấn đề học hát là hãy biết điều phối giữa tập hát và tập kĩ thuật. Tập hát là tập theo từng bài, chỉnh từng bài. Tập kĩ thuật là điều phối các bộ phận trong bộ máy phát âm để chúng hoạt động mượt hơn.
Có phải bạn đang gặp phải những vấn đề này? Hát cao bị siết cổ, cơ thể cứng đơ, mắt không mở, dùng nhiều sức,… Đã đến lúc phải thay đổi, không chỉ một mà là tất cả những thứ đó. Để đơn giản hơn, bạn chỉ cần luyện tập theo phương pháp “đúng”. Đúng là như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Có phải bạn đang “gồng” để hát những nốt cao. Nếu được bạn hãy làm một thao tác cực kì đơn giản sau. Hãy lấy điện thoại quay lại quá trình bạn hát nốt cao và xem lại. Chắc chắn khi xem lại bạn sẽ hiểu ra rằng “vì sao mình không thể hát cao tốt”.
Tất cả những điều mà bạn nhìn thấy đều gói gọn trong 1 từ duy nhất đó là “gồng”. “Gồng” vì không có hơi. “Gồng” vì sợ hãi. “Gồng vì… Mấu chốt ở vấn đề này đó là hãy thả lỏng. Những phần mà bạn hay dùng lực để chèn ép đó là: phần lưng, hông, phần ngực, phần vai.
Hãy làm theo cách sau đây để “thả lỏng”.
Cách 1:
Tập thở dài. Thở dài không phải là hơi thở dài đâu nhé, bạn đọc chữ sau là được “haizz”. Nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng thực chất đây là một cách khá hiệu quả đấy nhé. Chúng ta thường thở dài sau khi làm một việc nặng nhọc. Hình thức này giúp cơ thể thả lỏng và thoải mái hơn bao giờ hết. Tuy nhiên cũng có những người vẫn chưa biết cách thở dài là như thế nào. Vậy hãy đến với cách 2.
Cách 2:
Đi lại. Vừa đi lại vừa hát là một cách giúp bạn có thể thả lỏng được cơ thể rất tốt. Cơ thể di chuyển sẽ hạn chế được việc bạn gồng phần cơ bào đó trên cơ thể.
Cách 3:
Tập lắc người. Tương tự cách 2 nhưng hình thức chỉ là bạn đứng yên một chỗ và lắc tay qua lại.
Với 3 cách này, bạn có thể hát được những nốt cao thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy luyện tập theo thay vì cứ dùng sức để hát.
“BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm các bài viết khác:
- Những điều bạn cần chú khi bắt đầu học thanh nhạc!
- Vấn đề quan tâm khi tập bài hát trong luyện tập thanh nhạc.
- Kỹ thuật staccato trong luyện thanh nhạc cho giọng nữ cao!
- Phân loại giọng hát trong thanh nhạc và những điều bạn chưa biết.
- Bí mật về tư thế và vị trí âm thanh trong thanh nhạc.
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”